Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng bố tại Bangkok : Thái Lan và Trung Quốc ngần ngại tố Duy Ngô Nhĩ

XINJIANG

Ảnh trên truyền hình vụ 109 người Duy Ngô Nhĩ bị Thái Lan trục xuất về Trung Quốc ngày 09/07/2015.
CCTV

Gần một tháng sau vụ khủng bố ở Bangkok làm 20 người thiệt mạng mà phần đông là du khách người Hoa, cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đứng đầu danh sách nghi phạm.

Tuy nhiên, chính quyền Thái Lan ngần ngại chỉ đích danh thủ phạm trong khi Bắc Kinh cũng cảm thấy bối rối.

Sau vụ đặt bom ngày 17/08, giới chuyên gia tây phương đã nghi ngờ những người Duy Ngô Nhĩ chống chính sách đàn áp của Bắc Kinh tại Tân Cương ra tay trừng phạt Thái Lan và Trung Quốc.

Trong lúc chính quyền Thái Lan mạnh mẽ tố cáo đối lập thân thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra là thủ phạm, thì chuyên gia an ninh quốc phòng Anthony Davis của viện nghiên cứu IHS Jane’s từ Luân Đôn thẩm định hướng Duy Ngô Nhĩ là giả thuyết chính xác nhất.

Một là vì trước đó, vào tháng 07/2015, tập đoàn quân sự Thái Lan trục xuất về Trung Quốc 109 người Duy Ngô Nhĩ, chạy trốn chính sách áp bức của Bắc Kinh, đến Thái Lan xin tị nạn.
 Hình ảnh những tín đồ đạo Hồi , nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, bị cảnh sát trùm đầu áp giải lên máy bay là « một giọt làm tràn ly nước đầy », khiến cho các nhóm ủng hộ sắc tộc Duy Ngô Nhĩ ở Thổ Nhĩ Kỳ tính chuyện trả thù.

Vài ngày sau, tòa lãnh sự Thái Lan tại Istanbul bị một nhóm người xâm nhập đập nát.

Dấu hiệu thứ hai là đền thờ Ấn Độ giáo bị tấn công là nơi được người Hoa xem là rất linh thiêng.
Trong số 20 nạn nhân tử vong và 120 người bị thương , đa số là du khách người Hoa đến từ Hoa lục và Malaysia.

Trong những ngày gần đây, cảnh sát Thái Lan phát hiện được nhiều dấu hiệu khác, tất cả đều củng cố giả thuyết Duy Ngô Nhĩ.
Trước hết, một nghi can tên Yusufu Mierali, cầm Hộ chiếu Trung Quốc, sinh quán tại Tân Cương nơi thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột và trấn áp đẩm máu.
Tiếp theo đó, cảnh sát Bangladesh xác nhận nghi can thứ hai là Abudusataer Abudureheman, có đi qua Bangladesh và cảnh sát Thái xác nhận nghi can này là người Trung Quốc gốc Duy Ngô Nhĩ.

Thế nhưng, chính quyền Thái sau khi xác nhận các dấu hiệu này, thay vì mạnh dạn điều tra tiếp theo hướng đang tin cậy nhất, thì lại tỏ thái độ do dự, và còn kêu gọi báo chí tránh dùng từ Duy Ngô Nhĩ.

Thái Lan do dự vì Trung Quốc bối rối

Theo nhà phân tích Thái Lan Pavin Chachavalpongpun được AFP trích dẫn, Bangkok do dự vì lệ thuộc vào Bắc Kinh. Còn Bắc Kinh thì lo ngại du khách Trung Quốc bị xem là mục tiêu trả thù.

Tuần trước, trang mạng của Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan tuyên truyền cực đoan nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề cập đến khả năng Duy Ngô Nhĩ đặt bom ở Bangkok. Vấn đề là ngay lập tức, bản tin này bị gỡ xuống.

Từ trước đến nay, các tổ chức võ trang Duy Ngô Nhĩ không bao giờ hành động tấn công ngoài lãnh thổ Hoa lục. Do vậy, nếu vụ đặt bom ở Thái Lan là do phe này thực hiện thì đúng là cuộc tranh đấu đã đi đến một bước ngoặt chiến lược. Chính điều này làm cho Bắc Kinh lo sợ.

Vào lúc lượng du khách người Trung Hoa đông đảo thăm viếng Thái Lan (4,6 triệu trong năm 2014) chính quyền quân sự sự Thái tránh dùng từ Duy Ngô Nhĩ để trấn an Bắc Kinh , một trong những đồng minh hiếm hoi sau cuộc đảo chính hồi tháng 5/2014.

Theo giáo sư Willy Lam , đại học Hồng Kông, thì Trung Quốc đang chờ Thái lan cung cấp phúc trình đầy đủ mới công khai lên án Duy Ngô Nhĩ.
Tuy nhiên, một nhà phân tích khác là giáo sư Barry Sautman, cũng thuộc đại học Hồng Kông, cho rằng cả Trung Quốc và Thái Lan đều lúng túng.
Bắc Kinh không muốn công luận chú ý đến tình trạng đàn áp sắc tộc tại Hoa lục. Sự kiện Thái Lan do dự chứng tỏ có sự can thiệp của Trung Quốc.

Tổ chức Duy Ngô Nhĩ Thế giới lo ngại cho an nguy của cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ, khoảng 3000 người, định cư ở Thái Lan có thể bị trả thù.
Phát ngôn viên Dilxat Raxit đại diện của World Uyghur Congress “hy vọng” cảnh sát Thái sẽ cung cấp thông tin minh bạch.


Switch mode views: