Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Biển Đông : Tập Cận Bình đưa ra lời kêu gọi đối thoại sáo rỗng với Asean

Indo Xijinping

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ( trái) và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tại cuộc họp báo chung tại Jakarta ngày 2/10/2013.
Indonesia. REUTERS


Hôm nay, 03/10/2013, tại Jakarta, một lần nữa Chủ tịch Tập Cận Bình lại lên tiếng kêu gọi giải quyết « hòa bình » các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các láng giềng trên vùng Biển Đông. Lời tuyên bố được cho là không có nội dung gì mới được đưa ra trong chuyến thăm Indonesia đặt nhiều trọng tâm vào kinh tế.

Nhân chuyến thăm Indonesia hai ngày, hôm nay Chủ tịch Trung Quốc đã có bài diễn văn trước Quốc hội nước này, trong đó ông Tập Cận Bình đã đề cập đến các tranh chấp lãnh thổ với một số nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên, hãng tin Reuters nhấn mạnh là lãnh đạo Trung Quốc không hề nhắc đến mong muốn của các bên có liên quan được đàm phán đa phương với sự ủng hộ của Hoa Kỳ thay vì thảo luận riêng từng nước với Bắc Kinh.

Với lời lẽ sáo rỗng, không mang nội dung hành động, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố trước các nghị sĩ Indonesia :« Về các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và Asean, hai bên phải tôn trọng nguyên tắc tham khảo lẫn ôn hòa, đối thoại hữu nghị, giải quyết xung đột một cách hòa bình nhằm duy trì sự ổn định, hòa bình trong vùng ».

Tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Asean như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei vẫn kéo dài từ nhiều năm nay, trong đó đặc biệt có khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.  Bất đồng càng trở nên sâu sắc hơn với việc Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu như toàn bộ với vùng Biển Đông, nơi có tuyến giao thông hàng hải quan trọng cùng một trữ lượng khí đốt được cho là rất lớn.

Để đề phòng xung đột có thể xảy ra, từ 10 năm qua, các nước Asean tìm cách cùng với Trung Quốc thông qua một Bộ luật ứng xử trên Biển Đông (COC) làm cơ sở cho các thượng và hành động của các bên liên quan. Tuy nhiên do thái độ chần chừ của Bắc Kinh, thêm vào đó  quan điểm trong nội bộ của các nước Asean bị chia rẽ đã khiến cho cuộc thương lượng với Trung Quốc lâm vào bế tắc từ nhiều năm qua và Bộ luật ứng xử trên Biển Đông vẫn chưa thành hình.

Asean và Hoa Kỳ vẫn chủ trương đàm phán đa phương giải quyết bất đồng, nhưng Trung Quốc thì muốn xé lẻ bàn riêng với từng nước để có thể giữ thế nước lớn. Hồi giữa tháng 9 vừa rồi Trung Quốc đã hứa tiếp tục các các cuộc thảo luận « từng bước » về hồ sơ Bộ luật ứng xử Biển Đông.

Tại Jakarta, nơi đặt trụ sở Asean, ông Tập Cận Bình lại đưa ra hứa hẹn tăng cường quan hệ với Hiệp hội các nước Đông Nam Á, kêu gọi cùng nhau từ bỏ cách suy nghĩ của thời Chiến tranh lạnh để « thắt chặt mối quan hệ Asean và Trung Quốc ». Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố « Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nước Asean để ký một hiệp ước láng giềng tốt, hữu nghị và hợp tác ».

Jakarta là nơi đặt trụ sở của Asean, đồng thời cũng muốn đóng vai trò tích cực trung gian giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Tuy vậy chuyến thăm Indonesia lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình chủ yếu nhằm vào mục tiêu kinh tế, gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc ở thị trường riềm năng nhất khu vực Đông Nam Á.

Hai bên đã ký các hợp đồng thương mại và hợp tác có tổng giá trị lên tới 20 tỷ đô la. Một hiệp định đối tác chiến lược cũng đã được ký trong dịp này, trong đó dặt mục tiêu nâng trao đổi thương mại giữa hai nước lên tới 80 tỷ đô la vào năm 2015. Bên cạnh đó hai nước cũng đã ký một hiệp định nguyên tắc về dự án thành lập khu côgn nghiệp dành riêng cho các côgn ty Trung Quốc tại Indonesia.

Ngày mai, ông Tập Cận Bình tới thăm Malaysia trước khi trở lại đảo Bali của Indonesia để tham dự thượng đỉnh Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Apec) khai mạc ngày 7/10/2013.


Switch mode views: