Bệnh nhân Nguyễn Bá Thanh gây sốt chính trường Việt Nam
- Thứ Tư, 07 tháng Giêng năm 2015 21:04
- Tác Giả: Thanh Phương
Ông Nguyển Bá Thanh ( hình internet )DR
Trong lịch sử của Việt Nam dưới thời Cộng sản, có lẽ chưa có nhân vật lãnh đạo nào mà bệnh tình lại làm hao tốn nhiều giấy mực như ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Trong những ngày qua, nhất là khi có những tin đồn về việc ông Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư thành uỷ, cựu chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Đà Nẳng, đưa đưa từ Mỹ trở về thành phố này, người dân địa phương và phóng viên từ các nơi đã đổ xô đến sân bay Đà Nẳng để ngóng chờ chiếc chuyên cơ chở ông Thanh về.
Sau khi được thông báo là ông sẽ về đến Đà Nẳng ngày 02/01/2015, rồi ngày 06/01, hôm nay tin mới nhất là cho biết là do thời tiết xấu nên chiếc chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh ngày mai mới cất cánh từ sân bay ở Washington và sẽ về đến Đà Nẳng vào ngày 09/01.
Nhưng điều đáng nói là lịch trình chi tiết của chuyến bay, cũng như rất nhiều thông tin liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh lại xuất phát từ một trang blog chẳng hiểu là từ đâu ra, mang tên « Chân dung quyền lực », chứ không phải từ báo chí chính thức.
Thật ra, trên các báo Nhà nước trong những ngày qua cũng có khá nhiều bài viết, bài phỏng vấn về ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng càng đọc càng rối mù, vì chẳng ai hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cựu lãnh đạo thành phố Đà Nẳng hiện nay ra sao.
Mãi đến hôm nay, 07/01/2014, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương mới tổ chức cái gọi là « trao đổi thông tin đầy đủ, khách quan » với báo chí ( chứ họ không gọi là họp báo) về tình hình sức khỏe ông Ngưyễn Bá Thanh.
Phó trưởng ban Trần Huy Dụng cho biết cựu lãnh đạo Đà Nẳng Bá Thanh bị bệnh từ tháng 5/2014, được đưa vào bệnh viện 108 để điều trị rối loạn sinh tủy, sau đó được đưa sang Singapore điều trị, nhưng từ trung tuần tháng 8 được đưa sang Mỹ để điều trị.
Cũng theo lời ông Trần Huy Dụng, từ đó đến nay, các bác sĩ tại Mỹ đã điều trị hóa chất 3 đợt cho ông Bá Thanh để chuẩn bị ghép tủy, nhưng đến nay chưa đủ điều trị để ghép tủy nên không điều trị hóa chất nữa mà « tăng cường sức khỏe » ở Việt Nam.
Phó trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương cũng bác bỏ thông tin ông Bá Thanh bị đầu độc, cho rằng đây là thông tin “sai lệch”.
Nhưng buổi « trao đổi thông tin đầy đủ, khách quan » với báo chí nói trên vẫn chưa giải tỏa được những câu hỏi liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh.
Theo lời một nhà báo ở Việt Nam, việc nhiều người dân ở Đà Nẳng thật sự lo lắng cho tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh là điều dễ hiểu, bởi vì trong thời gian làm chủ tịch và bí thư thành uỷ, ông Bá Thanh được xem là đã có nhiều công sức làm thay đổi hẳn bộ mặt Đà Nẳng.
Nếu ông Nguyễn Bá Thanh cũng giống như những lãnh đạo khác thì có lẽ người dân đã không bộc lộ tình cảm như vậy, nếu không muốn nói là họ sẽ hoàn toàn thờ ơ.
Nhưng nếu ông Nguyễn Bá Thanh chỉ là một lãnh đạo được người địa phương tin yêu, thì tại sao thông tin về tình trạng sức khỏe của ông lại « nhạy cảm » đến thế ?
Trong cương vị Trưởng ban Nội chính Trung ương, ông Nguyễn Bá Thanh đóng vai trò chính trong việc chống tham nhũng trong Đảng, mà ai cũng biết rằng chống tham nhũng chính là cái võ bọc cho nhiều đấu đá nội bộ.
Thông tin ông Nguyễn Bá Thanh được đưa ra vào lúc Đảng Cộng sản Việt Nam đang họp ban chấp hành trung ương và lần này đấu đá chắc là sẽ thêm gay gắt với việc lần đầu tiên các ủy viên Ban chấp hành trung ương sẽ « lấy phiếu tín nhiệm » đối với các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tức là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Theo tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc này rất « hệ trọng và nhạy cảm », vì nó « liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng ».
Ông Trọng cũng cảnh báo là không nên để các « thế lực thù địch » lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm này để « chống phá ».
Nhưng cái gọi là « thế lực thù địch » có vẻ như xuất phát từ chính nội bộ Đảng, chứ không phải là từ bên ngoài, cũng giống như trong vụ Nguyễn Bá Thanh, dường như có ai đó cố tuồng thông tin ra bên ngoài, trong khi chính quyền thì cố gắng ngăn chận thông tin về nhân vật này.
Tin mới
- Cánh tả Hy Lạp đem làn gió mới cho Châu Âu khắc khổ - 26/01/2015 16:34
- Khủng hoảng Yemen cản trở nỗ lực của Mỹ chống Al Qaida - 24/01/2015 18:59
- Mỹ-Cuba : Con đường bình thường hóa còn lắm chông gai - 23/01/2015 19:52
- Phương Tây bảo vệ quyền châm biếm của Charlie Hebdo, các nước Hồi giáo ôn hòa Châu Á lo ngại - 22/01/2015 20:57
- Mỹ - Cuba : Hội đàm chính thức cấp cao đầu tiên - 19/01/2015 19:12
- Đô la Mỹ tăng giá, thách thức của các nước đang trỗi dậy - 14/01/2015 20:21
- Pháp tuyên chiến với khủng bố - 14/01/2015 20:00
- Đông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie Hebdo - 13/01/2015 20:07
- Tôn giáo liệu có ngày diệt vong? - 11/01/2015 22:13
- Thành Quả Của TT Obama - 08/01/2015 03:39
Các tin khác
- Nhật Bản phải bảo đảm hòa bình trong khi Trung Quốc đe dọa - 06/01/2015 18:44
- Quan hệ Mỹ-Việt 2015 : Vũ khí, TTP, Biển Đông và Obama - 05/01/2015 19:18
- Vụ giẫm đạp ở Thượng Hải bộc lộ quản lý yếu kém của Trung Quốc - 03/01/2015 23:53
- Kinh tế Nga suy sụp, toàn vùng Liên Xô cũ bị vạ lây - 31/12/2014 19:48
- Mỹ rút khỏi Afghanistan : Công việc còn dở dang - 29/12/2014 19:32
- Công trình Nam Thủy Bắc Điều chỉ đáp ứng tạm thời cơn khát của Bắc Kinh - 28/12/2014 01:11
- Phong trào dân chủ Hồng Kông, bắt đầu cho cuộc « trường chinh » mới - 12/12/2014 18:19
- Bài phát biểu của Dân biểu Chris Hayes trước Quốc hội Liên bang Úc về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam. - 11/12/2014 18:57
- Iran tấn công khủng bố tại Irak để bảo vệ ảnh hưởng trong khu vực - 08/12/2014 01:02
- Đánh giá chính sách ngoại giao Châu Á của Shinzo Abe - 05/12/2014 18:50