Bài phát biểu của Dân biểu Chris Hayes trước Quốc hội Liên bang Úc về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam.
- Thứ Năm, 11 tháng Mười Hai năm 2014 18:57
- Tác Giả: Nguyễn Quang Duy – lược dịch
Lời giới thiệu: Dân biểu Chris Hayes hiện đang giữ chức vụ Chief Opposition Whip, vai trò của ông là bảo đảm các dân biểu đảng Lao Động phải tuân thủ các chính sách do đảng Lao Động đề ra. Bài này đã được ông đưa ra trước Quốc Hội Liên Bang ngày 1-12-2014, rất mong phát biểu thể hiện phần nào chính sách của đảng Lao Động với Việt Nam.
CHRIS HAYES MP (Chief Opposition Whip) - Ngày Nhân quyền Quốc tế sẽ rơi vào tuần tới, rất thích hợp để chúng ta cùng suy ngẫm đến hằng ngàn người dân vô tội đang bị quấy rối, lạm dụng và bỏ tù chỉ vì tìm cách thực hiện những quyền cơ bản của mình.
Tôi đặc biệt quan tâm và muốn phản ảnh những diễn biến đang xẩy ra tại Việt Nam.
Thường ngày chúng ta thấy các nhà báo, nhà hoạt động trên mạng, các luật sư, các nhà lãnh đạo tôn giáo và người bảo vệ nhân quyền là nạn nhân bị đàn áp dưới một hệ thống tư pháp rời rạc của Việt Nam.
Nhiều vụ án xét xử thông qua các tòa án đã bị ảnh hưởng bởi chính trị, thường chỉ lướt qua những bằng chứng và rất ít quyền được biện hộ, trong một số trường hợp bị mất hòan tòan.
Khi được bầu vào ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái, đã có nhiều kỳ vọng Việt Nam sẽ có những bước tiến thích hợp nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền, nhưng thay đổi thì lại rất ít. Thực tế được nhiều người nhận định tình hình càng ngày càng trở nên tồi tệ.
Tính đến nay, các tường trinh cho thấy Việt Nam đang giam giữ hơn 200 tù nhân chính trị, và hằng trăm người khác đang bị quản thúc tại gia.
Những tù nhân lương tâm này phạm tội đấu tranh cho những gì họ tin. Và nhà cầm quyền Việt Nam đã phản ứng bằng cách truy tố một cách vu vơ những hoạt động của họ là: “âm mưu lật đổ chính quyền"," phá rối an ninh quốc gia "và" tuyên truyền chống Nhà nước”.
Bao gồm hoạt động của ông Đặng Xuân Diệu, một kỹ sư kiêm nhân viên cộng đồng, năm 2013 đã bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia. Ông đã bị kết tội "âm mưu lật đổ chính quyền", theo Điều 79 của Bộ luật hình sự Việt Nam, cho việc ông liên kết với Giáo Hội Công Giáo và vận động cho tự do tôn giáo.
Tương tự, vào hồi đầu năm ngoái hai ông Ngô Hòa và ông Phan Văn Thu cũng đã bị kết án theo Điều này. Ông Ngô đã bị kết án 15 năm tù giam cho các bài viết blog của mình. Trong khi ông Phan đã bị kết án tù chung thân cho nghi ngờ nối kết với một tổ chức gọi là Hội đồng Luật Công Án Bia Sơn.
Nói chung, hình phạt từ 10 năm đến tù chung thân sẽ chỉ phát sinh ở phương Tây cho tội hình sự, như giết người.
Rõ ràng, ông Đặng, ông Ngô và ông Phan đã không có những tội như thế. Các nhà hoạt động này nằm trong số hàng trăm người nạn nhân của các bộ luật khắc nghiệt của hệ thống tư pháp đầy nọc độc của Việt Nam.
Gần đây tôi đã gặp gỡ với Cô Elaine Pearson, Giám đốc của Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) tại Úc, cô đã báo động với tôi tỷ lệ bạo hành của cảnh sát Việt Nam đang gia tăng khắp nơi trong nước.
Cô thông báo với tôi rằng, từ năm 2011 đến nay, đã có 22 trường hợp được báo là đã đánh đập nặng nề những người bị giam giữ, và thảm kịch là 28 trường hợp tử vong, kết quả trực tiếp từ sự bạo hành của cảnh sát.
Trong đó, ông Đinh Đăng Định, ông Nguyễn Hữu Thâu và ông Huỳnh Nghĩa qua đời đầu năm nay.
Gia đình của họ đã không được cung cấp bất kỳ lời giải thích từ các cơ quan chức năng. Những tỷ lệ mắc phải thật là tồi tệ, đối với một nước đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống Tra tấn và bạo hành, hay đối xử vô nhân đạo hoặc trừng phạt tù nhân.
Tháng trước, tôi đã có cơ hội để nói chuyện với một số nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có Cha Phan Văn Lợi Giáo hội Công giáo La Mã, Hòa thượng Thích Không Tánh Chùa Liên Trì, Mục sư Nguyễn Văn Hùng từ Giáo hội Tin Lành, ông Lê Quang Liêm Phật Giáo Hòa Hảo và ông Hứa Phi Giáo Hội Cao Đài.
Thật lạ, Hiến pháp Việt thực sự công nhận “tất cả các công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo” và rằng “tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật". Nhưng, trên thực tế nó là chỉ có trong Hiến Pháp.
Hoạt động tôn giáo ở nước này đang bị nhà cầm quyền theo dõi chặt chẽ, những hạn chế đáng kể được đặt ra cho các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là những tổ chức chưa đươc nhà nước thừa nhận.
Chùa Liên Trì là mục tiêu mới nhất của nhà cầm quyền cộng sản trong chiến dịch đàn áp tự do tôn giáo. Một thông báo ban hành vào ngày 18-8 Chùa sẽ bị san bằng để mở đường cho kế hoạch của nhà nước phát triển một khu thương mại béo bở.
Chùa Liên Trì đã tồn tại trong hơn nửa thế kỷ, và là một cơ sở tín ngưỡng Phật giáo. Xét rằng Việt Nam đã ký vào Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1982, như là một phần của cộng đồng quốc tế, chúng tôi có mọi quyền để hy vọng rằng Việt Nam sẽ tôn trọng nghĩa vụ của mình.
Điều này dẫn đến các cuộc thảo luận hiện đang diễn ra về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tôi được biết có nhiều quan điểm trái ngược trong cộng đồng có liên quan đến tham vọng của Việt Nam được tham gia Hiệp ước này.
Từ năm 1980, Việt Nam đã chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế dựa trên thị trường. Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ là quan trọng và là ưu tiên cho Việt Nam.
Có thể hiểu, Việt Nam cũng có tham vọng TPP sẽ giúp tự do thương mại trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ mở ra cơ hội kinh doanh đáng kể trong tương lai.
Tuy nhiên, do những hạn chế hiện hành về quyền lao động tại Việt Nam, và đây là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết trong suốt cuộc đàm phán TPP hiện nay.
Ở Việt Nam, người lao động không được tham gia công đòan tự do. Họ chỉ có thể tổ chức thông qua các đoàn thể chịu sự kiểm soát của đảng Cộng sản.
Những công nhân cố gắng tổ chức bên ngoài cơ cấu nhà nước đã bị xử phạt, truy tố và bỏ tù.
Những gì đã xảy ra trong trường hợp của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, ông Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, những người bị kết án từ bảy đến chín năm tù giam vì họ đã giúp những người lao động đấu tranh đòi tăng lương trong một vụ tranh chấp công nghiệp.
Luật lao động thích hợp và có hiệu lực là cần thiết; luật lao động phải có và phải được thực thi là một điều kiện để Việt Nam gia nhập TPP.
Tôi thực sự tin rằng Việt Nam có một tiềm năng phi thường để đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề thế giới và có sự tham gia nhiều hơn trong Liên Hiệp Quốc, cùng lúc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua các cơ hội tăng cường về thương mại.
Tuy nhiên, tham vọng của Việt Nam trong vấn đề này sẽ phụ thuộc vào nỗ lực thực hiện các cải cách cần thiết để cải thiện quyền lao động, để đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của mình.
Cụ thể, nếu Việt Nam muốn gia nhập vào TPP, nhà cầm quyền Việt Nam phải ngừng đàn áp công đoàn tự do, phải bảo đảm thực thi quyền lao động bao gồm các quyền tổ chức lao động, bảo vệ các điều kiện làm việc và bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Trừ khi Việt Nam thực sự tiến bộ và thực hiện được các lĩnh vực này, chúng ta cần cảnh giác đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện theo yêu cầu của TPP.
Như tôi đã nói, Việt Nam có tiềm năng rất lớn; nhưng đã bị cản trở bởi thành tích vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền nước này.
Từ quan điểm đó, Việt Nam hiện tại đang ở một điểm mốc, Việt Nam có thể tiếp tục con đường đầy nghi ngại, hoặc có thể thay đổi để xác định lại tương lai của mình và tự hào được đứng chung với các thành viên trong cộng đồng quốc tế, công nhận các quyền con người và phẩm giá của con người.
Vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền này, chúng ta cần khẳng định quan điểm không ai có thể tước đọat các quyền cơ bản của con người, và trách nhiệm của chúng ta phải chuyển tiếng nói của những người không được nói cho mọi người cùng biết.
Tin mới
- Tôn giáo liệu có ngày diệt vong? - 11/01/2015 22:13
- Thành Quả Của TT Obama - 08/01/2015 03:39
- Bệnh nhân Nguyễn Bá Thanh gây sốt chính trường Việt Nam - 07/01/2015 21:04
- Nhật Bản phải bảo đảm hòa bình trong khi Trung Quốc đe dọa - 06/01/2015 18:44
- Quan hệ Mỹ-Việt 2015 : Vũ khí, TTP, Biển Đông và Obama - 05/01/2015 19:18
- Vụ giẫm đạp ở Thượng Hải bộc lộ quản lý yếu kém của Trung Quốc - 03/01/2015 23:53
- Kinh tế Nga suy sụp, toàn vùng Liên Xô cũ bị vạ lây - 31/12/2014 19:48
- Mỹ rút khỏi Afghanistan : Công việc còn dở dang - 29/12/2014 19:32
- Công trình Nam Thủy Bắc Điều chỉ đáp ứng tạm thời cơn khát của Bắc Kinh - 28/12/2014 01:11
- Phong trào dân chủ Hồng Kông, bắt đầu cho cuộc « trường chinh » mới - 12/12/2014 18:19
Các tin khác
- Iran tấn công khủng bố tại Irak để bảo vệ ảnh hưởng trong khu vực - 08/12/2014 01:02
- Đánh giá chính sách ngoại giao Châu Á của Shinzo Abe - 05/12/2014 18:50
- Hủy bỏ dự án Nam Hải lưu : Cuộc đọ sức mới giữa Nga và Châu Âu - 05/12/2014 01:23
- Dầu lửa hạ giá : Kẻ khóc người cười - 03/12/2014 00:29
- Trung Quốc và ý đồ lũng đoạn các địa phương Đài Loan - 29/11/2014 18:09
- Hagel ra đi – Vậy chính sách xoay trục sang Châu Á sẽ ra sao ? - 29/11/2014 06:00
- Tập Cận Bình muốn áp đặt luật chơi trên trường quốc tế như thế nào ? - 28/11/2014 03:15
- Ukraina gia nhập NATO : Con đường dài đầy chông gai - 26/11/2014 19:24
- Áp lực ký kết thỏa thuận về hạt nhân Iran ngày càng lớn - 24/11/2014 21:32
- Hồng Kông: Phong trào biểu tình dân chủ bị phân hóa - 22/11/2014 20:34