Áp lực ký kết thỏa thuận về hạt nhân Iran ngày càng lớn
- Thứ Hai, 24 tháng Mười Một năm 2014 21:32
- Tác Giả: Đức Tâm
Các Ngoại trưởng Mỹ Kerry, Anh Hammond, Nga Lavrov và Iran Zarif trước cuộc họp ở Vienna ngày 24/11/2014. 24, 2014.Reuters
Theo thỏa thuận tạm thời được ký kết hồi tháng 11 năm 2013, tại Geneve, giữa Iran và nhóm 5+1 (Năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức), thì 12 giờ đêm hôm nay, 24/11/201, là thời hạn cuối cùng để các bên liên quan, hiện đang đàm phán tại Vienna, thủ đô Áo, ký được một « thỏa thuận toàn diện » về hồ sơ hạt nhân Iran.
Trong những ngày qua, áp lực đối với Iran và cả nhóm 5+1, để có được văn bản này đúng thời điểm ngày càng lớn.
Trong cuộc đọ sức này, Iran tuyên bố có kế hoạch B, trông cậy nhiều vào sự hỗ trợ kinh tế và ngoại giao từ phía Nga và Trung Quốc, nếu đàm phán thất bại, phương Tây tiếp tục duy trì cấm vận.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, giải pháp này có nhiều hạn chế.
Một thành viên trong phái đoàn Iran cho Reuters biết : « Chúng tôi luôn luôn có quan hệ tốt đẹp với Nga và Trung Quốc. Đương nhiên, nếu đàm phán thất bại, chúng tôi sẽ gia tăng hợp tác với các nước bạn bè và chúng tôi tạo cho họ các cơ hội trên thị trường Iran có rất nhiều tiềm năng ».
Vẫn theo quan chức này, về đối ngoại, Iran, Nga và Trung Quốc có « đồng thuận trên nhiều chủ đề, như hồ sơ Syria, Irak ».
Trung Quốc, khách hàng mua dầu lửa số một của Teheran, là một trong số ít các nước tiếp tục duy trì nhịp độ nhập khẩu nhiên liệu của Iran, bất chấp việc Hoa Kỳ và Châu Âu gia tăng trừng phạt Teheran trong ba năm gần đây.
Nga tiếp tục bán vũ khí cho Iran, xây dựng một nhà máy nguyên tử và dường như cung cấp cả công nghệ hạt nhân cho nước này.
Là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, Nga và Trung Quốc có thể dùng quyền phủ quyết để bảo vệ Iran.
Thế nhưng, sự giúp đỡ của hai cường quốc này cũng có giới hạn.
Trung Quốc đòi Iran xem xét lại giá dầu thô, đồng thời giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, vào lúc giá dầu trên thế giới tụt giảm.
Nga không cần dầu lửa của Iran và đang bị phương Tây trừng phạt do cuộc khủng hoảng Ukraina.
Nếu đàm phán thất bại – điều mà không một bên nào mong muốn – thì cả Nga và Trung Quốc đều không thể ngăn cản Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu đơn phương đưa ra các trừng phạt mới nhắm vào Teheran.
Kể từ sau thỏa thuận tạm thời ở Geneve, hồi tháng 11/2013, phương Tây đã nới lỏng các trừng phạt đối với Iran.
Theo ông Ali Vaez, chuyên gia về Iran thuộc Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), được Reuters trích dẫn, « một số lãnh đạo Iran nghĩ rằng trong trường hợp đàm phán thất bại, họ có thể trông cậy vào các láng giềng để tránh bị trừng phạt và cá cược vào sự cạnh tranh giữa các cường quốc để làm giảm nhẹ trừng phạt.
Thế nhưng, chiến lược này rất khó thành công », « hơn nữa, Nga và Trung Quốc đã nhiều lần đứng về phía phương Tây để cô lập Iran.
Cũng khó biết là làm thế nào mà nền kinh tế Iran có thể được vực dậy mà không cần đến việc giảm bớt đáng kể các biện pháp trừng phạt, trong bối cảnh giá dầu lửa hạ ».
Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, cũng có nhu cầu ký được thỏa thuận toàn diện với Iran.
Việc đạt được thỏa thuận cho phép Mỹ và Iran chấm dứt 35 năm quan hệ xung đột, thù nghịch, đánh dấu sự thành công của một trong những hồ sơ ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama.
Một khía cạnh khác là vấn đề chống khủng bố. Cho dù hồ sơ này không được nêu ra trong các cuộc đàm phán tại Vienna, Châu Âu và Mỹ rất cần đến Iran trên tuyến đầu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Irak.
Như vậy, việc đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran sẽ mở đuờng cho một loạt các hợp tác khác giữa Teheran và phương Tây, nhất là trong cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông.
Tin mới
- Phong trào dân chủ Hồng Kông, bắt đầu cho cuộc « trường chinh » mới - 12/12/2014 18:19
- Bài phát biểu của Dân biểu Chris Hayes trước Quốc hội Liên bang Úc về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam. - 11/12/2014 18:57
- Iran tấn công khủng bố tại Irak để bảo vệ ảnh hưởng trong khu vực - 08/12/2014 01:02
- Đánh giá chính sách ngoại giao Châu Á của Shinzo Abe - 05/12/2014 18:50
- Hủy bỏ dự án Nam Hải lưu : Cuộc đọ sức mới giữa Nga và Châu Âu - 05/12/2014 01:23
- Dầu lửa hạ giá : Kẻ khóc người cười - 03/12/2014 00:29
- Trung Quốc và ý đồ lũng đoạn các địa phương Đài Loan - 29/11/2014 18:09
- Hagel ra đi – Vậy chính sách xoay trục sang Châu Á sẽ ra sao ? - 29/11/2014 06:00
- Tập Cận Bình muốn áp đặt luật chơi trên trường quốc tế như thế nào ? - 28/11/2014 03:15
- Ukraina gia nhập NATO : Con đường dài đầy chông gai - 26/11/2014 19:24
Các tin khác
- Hồng Kông: Phong trào biểu tình dân chủ bị phân hóa - 22/11/2014 20:34
- Sau 2 năm cầm quyền, phải chăng đã đến lúc Tập Cận Bình thay đổi chính sách đối ngoại ? - 19/11/2014 21:45
- Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21 : Một hình thức thực dân mới của Trung Quốc - 03/11/2014 20:26
- Phạm Chí Dũng: Không thể phớt lờ quyền tự ứng cử của công dân - 31/10/2014 22:58
- Người Kurdistan ở Syria là ai ? - 28/10/2014 22:21
- Hoa kỳ gặp khó trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo - 27/10/2014 22:44
- Trung Quốc có thể thay đổi nhân sự Quân Ủy Trung ương - 19/10/2014 19:50
- Biển Đông : Vị ‘khách’ được Việt Nam mời đến Thượng đỉnh Á Âu Milano - 16/10/2014 23:20
- Trung Quốc sẽ đối đầu với Indonesia ở Biển Đông ? - 15/10/2014 21:07
- Bình là ông mà chuột cũng ông - 10/10/2014 22:14