Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ, Nhật, Hàn gây sức ép « tối đa » với Bắc Triều Tiên

trump-asia-japan

Tổng thống Mỹ Trump và thủ tướng Nhật Bản Abe nhân chuyến công du châu Á của nguyên thủ Mỹ, ngày 06/11/2017.
REUTERS/Kiyoshi Ota/Pool

Vì sao tổng thống Donald Trump đưa Bắc Triều Tiên trở lại sổ bìa đen những « Nhà nước bảo trợ khủng bố » ?

Tokyo và Seoul hy vọng Bình Nhưỡng sẽ nhượng bộ để tránh sụp đổ. Tuy nhiên, cho đến nay, chế độ không còn sinh lộ này luôn « gồng mình » chịu đựng mọi áp lực, tiếp tục chế tạo vũ khí nguyên tử để tồn tại.

Sau hai nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong mùa hè vừa qua, các biện pháp đa phương trừng phạt Bắc Triều Tiên đã được tăng cường.

Thế nhưng, Hoa Kỳ tiếp tục khuyến khích phần còn lại của cộng đồng quốc tế, cụ thể là Trung Quốc, cũng phải đơn phương cấm vận Bình Nhưỡng.
 Trong chuyến công du Trung Quốc, tổng thống Mỹ kêu gọi Bắc Kinh hãy « dứt khoát bỏ rơi » Bình Nhưỡng.

Ngày 20/11/2017, một tuần sau chuyến công du châu Á, tổng thống Donald Trump thông báo đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách các nước hậu thuẫn khủng bố, bên cạnh Iran, Syria và Sudan, một thông báo mang tính « biểu tượng » theo giải thích của ngoại trưởng Mỹ.

Thông báo biểu tượng, mục tiêu tương tác

Theo ngoại trưởng Rex Tillerson, khi gọi đích danh Bắc Triều Tiên là « Nhà nước khủng bố », Hoa Kỳ nhắm vào hai mục tiêu tương tác.
Thứ nhất là những nước nào hay cá nhân nào còn tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng sẽ bị một loạt biện pháp trừng phạt mới mà bộ Tài Chính loan báo ngày 21/11/2017.

Mục tiêu thứ hai là giúp cho Kim Jong Un hiểu ra rằng « nếu từ chối đàm phán thì Bắc Triều Tiên lâm vào tình thế càng lúc càng tồi tệ hơn ».

Tại Hoa Kỳ, quyết định này đi đúng theo chiều hướng của Viện Bảo Vệ Dân Chủ ( Foundation for Defense of Democraties), nhóm áp lực hành lang ở lưỡng viện quốc hội Mỹ và nhiều nghị sĩ Mỹ.
Theo chuyên gia Anthony Ruggiero, hành vi sử dụng hóa chất làm tê liệt thần kinh giết Kim Jong Nam ở Malaysia là một trường hợp bị bắt quả tang giết người ly khai.

Một số hành động khác cũng bị xem là « mang tính chất khủng bố » là « xuất khẩu vũ khí » và « tấn công tin tặc» các công ty như Sony và một số ngân hàng quốc tế, đặc biệt là ngân hàng quốc gia Bangladesh.
Tại châu Á, quyết định siết gọng kềm của tổng thống Donald Trump được chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc cổ vũ.

Theo Yann Rousseau, thông tín viên của nhật báo kinh tế Les Echos tại Tokyo, hai nước châu Á này nghĩ rằng những biện pháp cấm vận kinh tế mỗi ngày mỗi cứng rắn như chận đường nhập khẩu xăng dầu, cô lập ngoại giao toàn diện, sẽ từ từ làm chế độ khép kín này nhượng bộ yêu sách quốc tế, hầu tránh bị sụp đổ.

Kim sẽ nhượng bộ hay tiếp tục thách thức ?

Donald Trump cho rằng lẽ ra phải đưa Bình Nhưỡng vào danh sách đen từ lâu, không phải chờ đến bây giờ mới thấy « chiến lược kiên nhẫn » kéo dài suốt nhiều đời tổng thống Mỹ, không hiệu quả.
Tuy nhiên, chiến lược của Donald Trump không được giới chuyên gia chia sẻ 100%.

Họ nhắc lại là năm 1988, Bắc Triều Tiên từng bị đưa vào danh sách « Nhà nước khủng bố » sau vụ chuyến bay 858 của Korean Air, từ Bagdad sang Gimbo, bị nổ trên không khi bay ngang biển Andaman (Ấn Độ Dương) vào ngày 29/11/1987 làm chết 115 người.
Một nữ điệp viên của Bình Nhưỡng khai đã nhận lệnh của Kim Jong Ilđặt chất nổ và lợi dụng quá cảnh ở Abu Dhabi để thoát thân.

Thế rồi, đến năm 2008, để tạo điều kiện mở lại đàm phán đa phương về hạt nhân Bắc Triều Tiên, tổng thống George W. Bush đã xóa tên Bình Nhưỡng trong danh sách khủng bố, với lý do Bình Nhưỡng không nhúng tay vào bất cứ một vụ khủng bố nào từ năm 1988.
Trong chiều hướng này, sẽ không là điều ngạc nhiên nếu Bình Nhưỡng tuyên bố xem thường « áp lực quốc tế » và sẽ phóng vài tên lửa hay cho nổ hạt nhân để thách thức.
Bởi vì đối với Kim Jong Un, bom nguyên tử là vũ khí duy nhất bảo vệ chế độ.

Switch mode views: