Phong trào dân chủ Hồng Kông, bắt đầu cho cuộc « trường chinh » mới
- Thứ Sáu, 12 tháng Mười Hai năm 2014 18:19
- Tác Giả: Anh Vũ
Ảnh dân biểu Albert Chan hô khẩu hiệu lúc cảnh sát giải tỏa khu vực phía ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong, ngày 11/12/ 2014.REUTERS
Cho đến ngày hôm nay, người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông đã bị giải tán hoàn toàn khỏi các khu phố sau hơn 7 chục ngày đấu tranh mà không đạt được kết quả nào.
Tuy nhiên nhiều nhà phân tích nhận thấy phong trào đòi dân chủ Hồng Kông đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm làm hành trang cho cuộc đấu tranh chính trị lâu dài và chính thống hơn.
Hơn hai tháng chiếm giữ, phong tỏa các vị trí quan trọng trong thành phố đòi thiết lập chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự cho đặc khu hành chính từ năm 2017, người biểu tình đòi dân chủ cho Hồng Kông không hẳn đã trắng tay.
Ít nhất thì họ cũng đã gây được tiếng vang trên khắp thế giới, chính quyền địa phương cũng đã phải chấp nhận tham vấn dân chúng về thể thức bầu cử.
Đòi hỏi mở rộng ủy ban tuyển chọn ứng cử viên vào vị trí lãnh đạo đặc khu cũng đã được hứa hẹn được nghiên cứu.
Từ chối chấp nhận tự do tuyển cử ở Hồng Kông, đảng Cộng sản Trung Quốc muốn khẳng định nguyên tắc bất di bất dịch đó là cho dù vùng đất thuộc địa cũ của Anh này có được hưởng quyền tự trị thì nay nó đang thuộc về Trung Quốc, đảng sẽ vẫn quyết định tương lai của vùng đất này.
Ông Sebatian Veg, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Pháp về Trung Quốc đương đại tại Hồng Kông nhận định : « Bắc Kinh không muốn nhượng bộ những vấn đề cốt lõi ».
Ý kiến này đã được nhật báo chính thức ở Trung Quốc China Daily khẳng định trong bài xã luận hôm nay rằng « Trên các vấn đề mang tính nguyên tắc, chính quyền trung ương sẽ không bao giờ nhượng bộ » và « cuộc cách mạng dù đã thất bại ».
Dẫu sao giới quan sát độc lập vẫn nhận thấy phong trào biểu tình với nòng cốt là lực lượng học sinh sinh viên và giới viên chức trẻ chưa phải đã mất tất cả.
Cuộc đấu tranh vừa qua đã làm nảy sinh một thế hệ chứng tỏ họ là những chủ nhân thực sự của thành phố này.
Thế hệ trẻ Hồng Kông đã làm được những việc chưa từng có, nhất là từ khi vùng đất này trở về với Trung Quốc.
Trong vòng 11 tuần lễ, những người biểu tình đã thách thức Bắc Kinh bằng sự phản kháng ôn hòa.
Cái được nhất của phong trào đấu tranh đó là đã khơi dậy được ý thức chính trị trong giới trẻ Hồng Kông rằng phải tiếp tục cuộc đấu tranh này thì mới có được dân chủ, nếu không thì các quyền tự trị của vùng đặc khu này sẽ dần bị co lại cũng như các quyền dân chủ sẽ bị bóp nghẹt lại theo sự dẫn dắt của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Các lãnh đạo phong trào học sinh sinh viên, giới đại học hay chính trị không dừng cuộc đấu tranh của họ cho dù họ đã quả quyết sẽ không cần phải chiếm lại đường phố vì đã dự tính đến nhiều hành động mới để phản kháng.
Chuyên gia Sebatian Veg nhận định, giờ đây « cuộc trường chinh » bước vào các thiết chế đang đợi họ.
Những người lãnh đạo phong trào sẽ phải tiến vào lãnh địa của giới chính trị, kinh tế, tư pháp, họ sẽ phải chiếm giữ những vị trí trong chính quyền để làm nền tảng cho cuộc đấu tranh lâu dài.
Các tham dò dư luận cho thấy Liên đoàn sinh viên Hồng Kông, đi tiên phong trong cuộc phản kháng vừa qua, giờ đây là một phong trào rất được lòng dân.
Liên đoàn này có thể giới thiệu các ứng viên ra tranh cử cấp quận vào năm 2015, hoặc trở thành một lực lượng hậu thuẫn cho các đảng phái ủng hộ dân chủ.
Related news items:
Tin mới
- Đông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie Hebdo - 13/01/2015 20:07
- Tôn giáo liệu có ngày diệt vong? - 11/01/2015 22:13
- Thành Quả Của TT Obama - 08/01/2015 03:39
- Bệnh nhân Nguyễn Bá Thanh gây sốt chính trường Việt Nam - 07/01/2015 21:04
- Nhật Bản phải bảo đảm hòa bình trong khi Trung Quốc đe dọa - 06/01/2015 18:44
- Quan hệ Mỹ-Việt 2015 : Vũ khí, TTP, Biển Đông và Obama - 05/01/2015 19:18
- Vụ giẫm đạp ở Thượng Hải bộc lộ quản lý yếu kém của Trung Quốc - 03/01/2015 23:53
- Kinh tế Nga suy sụp, toàn vùng Liên Xô cũ bị vạ lây - 31/12/2014 19:48
- Mỹ rút khỏi Afghanistan : Công việc còn dở dang - 29/12/2014 19:32
- Công trình Nam Thủy Bắc Điều chỉ đáp ứng tạm thời cơn khát của Bắc Kinh - 28/12/2014 01:11
Các tin khác
- Bài phát biểu của Dân biểu Chris Hayes trước Quốc hội Liên bang Úc về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam. - 11/12/2014 18:57
- Iran tấn công khủng bố tại Irak để bảo vệ ảnh hưởng trong khu vực - 08/12/2014 01:02
- Đánh giá chính sách ngoại giao Châu Á của Shinzo Abe - 05/12/2014 18:50
- Hủy bỏ dự án Nam Hải lưu : Cuộc đọ sức mới giữa Nga và Châu Âu - 05/12/2014 01:23
- Dầu lửa hạ giá : Kẻ khóc người cười - 03/12/2014 00:29
- Trung Quốc và ý đồ lũng đoạn các địa phương Đài Loan - 29/11/2014 18:09
- Hagel ra đi – Vậy chính sách xoay trục sang Châu Á sẽ ra sao ? - 29/11/2014 06:00
- Tập Cận Bình muốn áp đặt luật chơi trên trường quốc tế như thế nào ? - 28/11/2014 03:15
- Ukraina gia nhập NATO : Con đường dài đầy chông gai - 26/11/2014 19:24
- Áp lực ký kết thỏa thuận về hạt nhân Iran ngày càng lớn - 24/11/2014 21:32