Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hoa mai rụng giữa mùa xuân

01 hoa mai vang

Bé Mai mới năm tuổi đã mồ côi mẹ ông Năm Cương, cha của Mai, bận rộn việc đồng áng suốt ngày nên bé rất cô lẻ; thường ngày Mai chạy sang nhà bác Ba Phi vì nhà bác Ba có 3 đứa con trạc tuổi Mai, nhất là con cả Nam đã mười tuổi hiền lành nhường nhịn các em. Mai cũng tắp vào chơi nên vơi đi nỗi buồn côi cút!
Những buổi chiều nắng phai Mai chạy tung tăng theo Nam, thả diều lên trời xanh hay ngồi bên nhau trên bờ ao câu cá, mỗi lần một con cá ăn câu Nam kéo lên thi Mai vui mừng đập mạnh vào vai Nam .Có lúc thấy con cá bị dính bùn, cô bé ngây thơ cầm nguyên con cá thò xuống nước rửa thế là cá tuột khỏi tay trở về ao, bé nhìn Nam lo lắng .Nhưng Nam nhỏ nhẹ bảo:

-Em đừng rửa cá nữa, cá gặp nuớc là cá lội mất tiêu đó, hai đứa Trung và Hậu cũng thương anh Nam nhưng chúng hợp ý nhau hơn nên có những trò chơi riêng như bắn chim lội sông, còn Mai thich anh Nam vì Nam có những trò vui nhẹ nhàng như câu cá, thả diều, hái hoa, đi dạo chơi trong vườn cau, vườn cam, vườn bưởi. Có lúc Nam rượt đuổi theo con bướm để bắt cho Mai hụt chân lọt tuốt xuống mượng. Mai thấy tội nghiệp cho anh Nam, lòng đầy hối hận, không ngớt lời xin lỗi, Nam tức cười và nói:

- -Thôi lại lu nước, lấy gáo mút nước cho anh rửa tay chân đi, đau qúa nè

Mai mút từng gáo nước đổ lên chân Nam.

Những ngày đi học bốn đứa luôn vui trên đường làng, tại sân trường không đứa nào dám bắt nạt các em, vì Nam rất khoe mạnh luôn che chở cho các em. Lần hồi Mai xem Nam như người anh mà cũng là chỗ dựa vững chắc. Buổi chiều Nam chỉ các em làm bài cho nên ba đứa, nhất là Mai học giỏi…Thời gian cứ trôi trong cảnh thanh bình của một làng quê, thời thơ âu vô tư không ngừng lai. Qua lớp tiểu học Nam được lên thành học trung hoc, đôi ba tháng mới về thăm lại xóm quê và gặp lại Mai. Những lần gặp gỡ như vây Nam và Mai vui lắm. Năm tháng dần trôi, tình bạn thời ấu thơ mờ nhạt dần, nhường chỗ cho thứ tình cảm nhẹ nhàng khắng khích bằng nỗi nhớ niềm thương. Những mùa hè thật tuyệt vời, trong nắng chói chang, nhạc ve sầu rĩ rã dưới góc mù u, trên bờ rạch nhỏ, Nam ngồi câu cá Mai ngồi cạnh móc mồi , đôi lúc cười ngã người vào Nam gió lộng tóc bồng phủ lên vai Nam. Có hôm tình cờ Mai đọc khe khẻ:

Ra về nhắn với ông câu

Cá ăn thì giựt để lâu mất mồi

Nam xoay qua Mai nói:

-Trời ơi hôm nay thành thi sĩ rồi hả?

Mai cười nhẹ :

-Đố anh ai là ông câu, ai là cá?

-Còn ai vô đây em không thấy anh đang cầm cần sao?. Còn cá là ai nữa .Thôi khỏi nói. Nam vời tay kéo Mai sát vào định hôn. Nhưng mai né và nói:

-Coi chừng mấy đứa em nó thấy kỳ lắm đó!

Tình yêu đã bén rễ trong tâm hồn, Nam ưa nhìn Mai lúc nàng đang chăm chú làm một việc gì đó, đôi môi nàng lúc nào cũng như chợt cười, biểu lộ sự phúc hậu từ tâm hồn, chịu khó với đời không chán nản bi quan , hình ảnh đó càng lúc càng đậm nét trong Nam. Đối lại Mai rất thích dáng vấp cường tráng của Nam, lời nói nhẹ nhàng…

Một con cá ăn câu Nam giựt manh, đập vào cành mù u nhiều trái mù u rớt lộp độp trên đầu . Mai dùng hai tay xoa đầu và nói:

-Trái nhỏ như vậy mà đau lắm đó anh

Nam cười và vói tay xoa lên tóc Mai và hát nho nhỏ :

“Nhánh mù u con bướm vàng không đậu

‘’V ì xa em mà điệu nhớ não lòng”

-Mà có nhớ thật không đó?

-Trời ơi nhớ đứt ruột nhất là năm nay phải gòng mình gạo suốt mấy tháng trông kết quả thi, anh lên xe về liền cho ba má và em mừng. Em ơi phải kiếm ít chữ bỏ bụng

đi làm có tiền đám cưới chứ!

Mai nhìn Nam chăm chăm và nóí:- cầu Trời là sự thật của chúng ta. Nè anh ơi tựu trường nầy em lên lớp đệ tứ( lớp 9). Xong lớp nầy em xin dạy học ở trường làng.

Anh biết không , từ lên trung học ba năm nay em Trung và Hậu đi học trường quận xa cực lắm , mỗi ngày ba đứa đạp xe đi, mấy hôm mưa gió thật lầy lội , lạnh và bẩn vô cùng. May mà có Trung và Hậu chứ một mình chắc em bỏ cuộc.!

-Thôi gắng đi còn một năm nữa thi trung học đệ nhất cấp xin làm cô giáo làng cũng dễ. Em mà bỏ học Trung, Hậu nó cũng nghĩ theo, ba má buồn lắm. Anh còn nghỉ hè hơn một tháng anh lấy sách cũ của anh chỉ cho em các môn chính Toán , Lý hóa trước.

-Nói vậy chứ em đâu bỏ học, ít nào em cũng lấy bằng trung học, theo sau lưng anh thật mệt, anh sao mà học giỏi qúa, xóm nay chỉ có anh đổ tú tài thôi!

-Thật sự trên thành phố có nhiều điều kiện người ta học giỏi lắm, có người mới 17 tuổi đã đổ tú tài rồi nghĩa là độ tuổi như em.Tụi mình ở quê hồi chiến tranh đi học thật trễ!

Chẳng mấy chốc giỏ đầy cá, cả hai đứng lên theo bờ rach vòng qua hè một căn nhà lá, nghe tiếng võng đưa kẽo kẹt vọng ra lời ru: 2

Ông bầu vờn nhánh mù u

Lấy chồng chi sớm tiếng ru càng buồn.

Mai bấm vào tay Nam và nói:

-Anh ơi sao lời ru buồn quá và có ý nhắn với em cái gì đó!

-Đừng nghĩ bậy , đó là tâm sự của chi tư Thơm, mấy năm trước nhà qúa nghèo mẹ chị cho lên Saigon làm công lại bị một tên sở khanh, chị mang bầu về sanh một đứa con không cha nên chị hay ru con với điệu buồn như thế. Chị hiền lắm và thật thà, không có ám chỉ về em đâu.

- Thật tội nghiệp, phận đàn bà! Mai nói qua giọng buồn thương xót.

Hai người xách giỏ cá vào nhà, thấy trên bàn đầy thức ăn, bác Ba Phi chỉ ngay Nam cười và nói:

-Nè chạy mời bác Năm qua đây uống rượu với Ba.

Nam bước nhanh ra ngõ còn Mai đi thẳng vào cùng bé Trung và Hậu lục đục bưng chén đĩa lên. Bác Ba gái đứng sát cạnh bàn nói:

-Hôm nay mình vui lắm phải không ông?

-Vui chứ Bà, chỉ sợ nó xuống thành phố mà chỉ lo chơi, nay thật mình có phước. Tôi mới thắp nhang cám ơn Trời Phật đó.

Con chó mực đang nằm dưới bộ ván chạy soạt ra sân chồm lên người bác Năm Cương, ngoắt đuôi mừng . Bác Ba bước nhanh ra sân nắm tay bác Năm và nói:

-Vào nhà uống rươu với tôi mừng thằng Nam nó thi đậu

-Như vậy mừng lắm hả anh? Con Mai cũng mừng lắm!

Bữa cơm thật thân mật và vui vẻ, Bác ba gái và mấy đứa nhỏ ăn vội vã, ra sau vườn hái ổi và mãng cầu. Tới mùa trái cây chín rộ thơm lừng. Chẳng mấy chốc hái đầy hai giỏ bội. Bác Ba bảo:-sáng mai, Nam chèo ghe ra chợ Rạch Gốc giao cho thiếm Thìn,rồi mua dầu lửa,nước mắm đem về nha con. Mai xía vô:

- Cho con đi nữa ,cha con mới hái hai giỏ dưa leo một giỏ đậu đủa, con đi giao cũng chổ thiếm Thìn. Bác Ba cười:

-Được thôi hai đứa đi phụ nhau khiên chứ nặng lắm.

Riêng hai ông già ở trong nhà cứ lai rai và thì thầm. Bác Năm Cương nói:

-Nhớ cái thời Việt Minh chín năm ngán qúa anh nhỉ?

- Ừ sợ thật, nhà nào tụi nó cũng đốt gọi là tiêu thổ kháng chiến, chó thì nó đập ăn thịt! Tội nghiệp con chó vàng nhà tôi nó khôn quá anh ơi. Lúc tụi nó lùng bắt chó tôi bảo với con chó rằng:- con đừng chạy ra ngoài tụi nó bắt ăn thit đó; thế mà nó chui trốn dưới bồ lúa, khi nào đem cơm lên cho thì nó trường đầu ra ăn, khuya nó chạy ra vườn ỉa đáy. Cái hôm tụi Việt minh đốt nhà tôi nó chết trong lửa. Bà xã tôi khóc quá trời!

Bác Năm Cương rớm nước mắt nói:- Trời ơi, kinh khủng nhất là chuyện tụi Việt Minh nó giết Đạo! Lúc đó cũng giáp Tết, tối đó nhà tôi ra nhà ông anh để cùng anh chị chuẩn bị cho đám giỗ cha vào ngày mai. Rủi đêm đó tụi đi bắt Đạo ,anh Ba của nhà tôi đạo Cao Đài, chúng nó vào bắt hai vợ chồng gặp vợ tôi chúng bắt luôn đem giết tất cả ở cụm tràm rau râm ấp Gò Sao, tội nghiệp con Mai lúc đó nó còn bé lắm! Chắc anh còn nhớ vụ tàn sát đó?. 3

-Nhớ chứ anh , sau đó mấy hôm chúng nó đốt nhà tôi! Sau ngày đình chiến 1954, xóm nầy tiêu điều hết chỗ nói! Nhờ trúng vài mùa lúa tụi mình mới ngóc đầu dậy! Mong cho tụi nó đi biệt đừng trở về đây nữa!

Bác năm Cương, thò tay lấy một nhúm thuốc rê quấn vào tờ giấy quyến, xoe tròn thành điếu loa kèn, đốt lửa mồi. Bác kéo một hơi dài, ngước mặt lên mái nhà rồi nhìn qua bác ba chậm rải hạ giọng nói:- Nè anh, tôi nghe phong phanh, ở vùng sâu miệt Gò Sao, Hóc Thơm tụi nó hoạt động dữ lắm đó. Chắc lần lần chúng cũng mò lên tới đây để thu thuế!

-Thu thuế nói gì anh. Tôi sợ nó dụ ba đứa nhỏ như thằng Nam , con Mai đây thoát ly, chắc mình phải tính chứ anh! Thằng Nam nay nó đậu Tú tài rồi, tôi bảo sau hè này bớt về đây ,ở dưới Saigon lo học và kiếm việc làm.Thật tôi nhớ thời Việt Minh chín năm tôi lo lắm!

-Con Mai tôi đợi nó có trung học cho nó ra quận ở nhà chú nó dạy học. Nhưng cái chuyện bàn tính nầy nhớ giữ kỹ, lọt ra tụi nằm vùng ở đây biết là mình khổ đó anh!.–Thằng Nam con tôi nó rì rầm nói với tôi rằng : thầy dạy sử thế giới giảng cho học trò Saigon biết , các nước quanh Việt Nam như Sin- ga- po, Thái, Mã Lai họ không có Cộng sản nên đang giàu lắm. Xứ mình mới sáu bảy năm hòa bình, thôn quê tụi mình ai cũng khá!

-Ờ thằng Nam con anh nhờ nó xuống Saigon nó hiểu biết nhiều, chớ tụi con Ba Bờ trời ơi nó còn u mê lắm , dốt nát tin lời thằng cha Năm Chỉ tuyên truyền! cho rằng xe tăng máy bay của Quốc Gia làm bằng giấy! Bác năm với lấy tách trà uống một lèo rồi nói:-Chà trăng lên khỏi ngọn tre, thôi tôi về nha anh Ba.

-Nhà bác Năm chỉ cách có hai bờ rào, nhưng bác Ba cẩn thận gọi Nam đưa Bác Năm về. Nam chạy vội ra nắm tay bác Năm và nói:- Bác theo con nha.

-Không sao hôm nay có trăng, bác thấy rõ đường.

Vào đến nhà Mai đưa bác Năm lên nằm trên ván gõ Mai đã trải sẵn chiếu gối, đọan ra gian nhà ngoài , cùng Nam ngồi cạnh bồ lúa rầm rì nói chuyện, thinh thoản g Nam ôm cứng Mai vào lòng hôn, Mai rút người lại mất thăng bằng ngã sụp vào cạnh bồ lúa gây tiếng động lớn; bỗng trong buồn có tiếng gọi ra:-Mai con còn thức hả? -

- Dạ. Mai trả lời

-Ai vậy? , Nam hỏi nhỏ

-Cô Tư chị của Ba

Nam ôm Mai và nói khẻ : Thôi Anh về mai minh đi chợ.

Nam buông tay ra và đi nhanh qua cửa ngõ khuất sau dậu tre.

Sáng hôm sau trăng vừa khuất sau ngọn tre, Nam , Mai và mấy đứa em kệ nệ đưa những giỏ trái cây rau đậu lên chiếc xuồng ba lá. Mai leo lên ngồi trước mũi , Nam ngồi sau cầm cây dầm phẩy nhẹ trên mặt nuớc nhìn lên bờ cười nói với Trung và Hậu:-Anh đi nha hai đứa.Trung, em của Nam lượm hòn đất khô ném theo và nói to:- Nhớ mua cho em trái banh cao su nha.

-Ừ , nhớ rồi thằng nhỏ , Nam đáp. 4

Chiếc xuồng trôi nhẹ lần ra giữ dòng, nước đang lớn, tay chèo rất năng, nhưng Nam rất sành sỏi bình tỉnh, vả lại con rach cũng hep. Khi đến một ngả ba có dòng kinh đào chảy vào nương mía nước hơi xoáy. Mai khom người với tay định lấy cây dầm nhỏ chèo phụ với Nam, nhưng nàng mất thăng bằng lọt tõm xuống nước! Mai lội giỏi nên bình tỉnh lội vào bờ. Nam lái xuồng sát vào bờ, chống cây sào sâu xuống nước cột giữ ghe lại, nhảy phóc lên bờ hai tay vuốt nưóc trên mặt Mai và nói:

- -May mà em biết lội không thì phải uống nước nhiều đấy. Đoạn Nam cởi chiếc áo ka ky ngoài rồi lột chiếc áo thung bên trong đưa cho Mai bảo Mai đi mau vào nương mía cởi quần áo vắt thật khô nước, mặc chiếc áo thung của anh, rồi mặc chiếc áo ướt bên ngoài như vậy không bị lạnh khỏi sợ cảm.

- -Trời không biết trong đám mía nầy có ai không, Mai nói.

- – Không đâu, hôm nay chủ nhật công nhân nhổ cỏ mía họ nghỉ làm.

- Mai cười chay mau vào trong đám mía chừng năm phút, chay ra với chiếc áo của Nam phủ qúa đùi. Nam cười lớn tiếng.

-Có dịp em làm hề để anh cười em đó, Mai nói với giọng nhão nhẹt

-Thôi không giởn nửa, em ngồi cho vững nha, đừng có phụ anh,anh dư sức chèo một minh. Chiếc ghe lướt trên dòng nước ngược. Có lúc qua một khu rừng tràm bên bờ tay mặt, bông tràm trổ trắng, hương thơm đậm như mùi nhang trầm, bên bờ trái những nương mía bạt ngàn, mía đang trổ cờ, trăm nghìn con chim nhỏ như chim sâu, dòng dọc , áo già…bay đáp trên ngọn cớ mía để ăn những côn trùng có cánh li ti, tiếng chim kêu inh ỏi. Dưới dòng rạch hoa súng rợp nở tím hồng nhấp nhô như vui mừng chào đón nắng đẹp buổi bình minh. Ở ven hai bờ những đám lục bình nhấp nhô đưa đẩy những đóa hoa tím đẹp nhưng vương nét buồn cô quạnh !

Vài chiếc cầu tre khẳng khiu bắc qua rạch, mấy cô thôn nữ gánh gòng qua cầu, quen với Mai gọi kêu ơi ới. Có cô còn trêu chọc: – Mai ơi sướng quá có anh Nam chèo thuyền đưa đi chợ.hen! Vui ơi là vui!

Mai xoay lại lấy ngón tay chỉ Nam và nói:- Tụi nó chọc anh đó. Anh dám trả lời không?

-Trả lời sao đây? Họ nói đúng mà! Nam nói .

Mấy đứa con gái xuống cầu tre khuất sau đám mù u. Nam nói với Mai: Tội nghiệp mấy đứa đó cực khổ quá em nhỉ!

-Nhà chúng nó nghèo không có ruộng nên chúng nó phải mua rau cải trong đồng gánh ra chợ bán mỗi ngày.Tuị nó làm lụn ngoài đồng bị nắng ăn nên đen, chứ nhìn kỹ chúng nó có duyên đẹp lắm!

- Như em cũng là thôn nữ đẹp!

- Nịnh hoài, dễ thương quá! Mai cười đáp.

- Mai thấy đó xứ mình cũng đẹp lắm phải không, cảnh trưóc mắt thật thơ mông: hoa tràm thơm ngát , tiếng chim ríu rít, hoa súng , hoa lục bình tô điểm cho dòng kinh dòng rạch thêm linh hoạt. 5

-Anh ơi, sao em thích hoa mù u nhất, tới mấy ngày giáp tết nó nở trắng đẹp không thua gì hoa mai.

- Nam đáp: Ừ hoa mù u cũng là hoa mai đó. Ở miền Tây nó mọc nhiều trổ hoa trắng cả một vùng, người ta gọi là Nam Mai.

-Ủa! ngộ vậy, sao lại Nam Mai như tụi mình vây!

Nam nói tiếp:-Hoa thì rất đẹp, trái rất hữu dụng, người ta ép dầu mù u thay dầu lửa, dầu mù u cũng dung trị ghẻ rất hay.Trong văn học cũng có nhiều câu thơ mù u rất hay.

Mai hỏi:- Anh có nhớ câu nào không?

Nam đáp ; để anh nhớ coi, chà cô giáo nấy ác qúa , rồi Nam chậm rải đọc:

“Lá dày xanh lớn mù u

‘”Nhụy vàng hoa trắng hương mùi dễ thương

“Trái xanh tròn giữ đời thường

“Cây cao thân lớn cành vương quê nghèo”

-Anh ơi ! Thầy dạy Việt văn của em hay nói:không nơi nào đẹp hơn quê hương ta.

- Nam đáp : đúng vậy ! Có đi đâu làm sao anh quên con rạch nầy, có cầu tre có hoa súng có bầy chim nhỏ ríu rít, có nàng Mai dễ thương tóc bồng theo gió sớm ban mai.!

Mãi mê chuyện trò, chẳng mấy chốc ghe đến bến chơ. Nhiều ghe thuyền tấp nập. Các công nhân bận rộn vác từng bó mía xuống những chiếc ghe lớn. Nam cập ghe sát chiếc cầu nhỏ dùng sào chống giữ ghe và nói :

-Em, mình vào ăn hủ tíu và sẵn hong áo và tóc em cho nó khô.

-Làm sao tiêm ăn mà hong được?

Nam bước vội lên bờ dục Mai. vào tiệm hủ tíu , Nam kéo ghế cho Mai ngồi chiếc bàn sát cạnh lò đun thùng nước lèo.

-Anh hay qúa ! Ngôì đây ấm lắm. Mai nói và cười.

Hai người ăn xong là quần áo Mai khô . Mai xin bà xẩm chủ tiệm ra phía sau cổi chiếc áo thun của Nam ra , chỉnh sửa quần áo tóc thẳng nếp, vội đi ra dục Nam giao hàng.

Hai người lỉnh kỉnh khuân hàng lên vựa xong. Bà Thìn chủ vựa vốn là bà con bên mẹ của Nam, thân mật gọi:

-Hai đứa vào đây tao nói cái nầy :- mua đồ rồi về nhà đi, đừng chèo xuồng đi sâu vào khu rừng tràm, nguy lắm đó, tuần rồi ở khu chợ nầy rủ nhau vào rừng tràm hái nấm gặp du kích Việt Công nó giữ lại tuyên truyền chống Mỹ Diệm , sau đó họ thả nhưng bắt mất một con trai bằng cở thằng Nam! Thôi hai đứa về mau đi.

- Nam nói: cám ơn thiếm , tụi nầy đi nha thiếm. Mai và Nam vội vã mua những vật dụng mà ba mẹ dặn, đưa xuống xuồng. Nam bỏ khúc rạch qua rừng tràm tẻ vào con kinh nhỏ chảy qua cánh đồng phẳng phiu trồng toàn đậu phộng. Ở đây sinh hoạt rộn rịp, thanh niên trai gái đang tưới đậu phông .Xa xa vẳng lại giọng hò của con trai:

Hởi cô tưới đậu bên đàng 

Sao cô tưới ướt hoa vàng của tôi

Ngay sau đó một giọng nữ thật trong trẻo đáp lại:

Hoa vàng sao không cất trong lầu vàng

Cớ sao bỏ phế bên đàng hởi ai.

Mai nhìn Nam cười và nói:-Trời ơi hay quá anh ơi! Sao mà họ biết câu hát đó?

Nam đáp đó là lời ca dao tình tự dân tộc, hồn dân tộc. Còn biết bao câu hay nữa em ơi! Vậy mà thôn làng cũng không yên đâu, rồi bị phá tan nát!

-Thôi anh đừng nói coi chừng có người nghe đó.

Không khí lặng lẽ trầm buồn. Mai nhìn Nam chớp mắt. Nắng vàng hiu hắt đổ tràn lên thôn trang, lòng nàng thật xót xa lo sợ ngày nào chiến tranh tàn phá thôn xóm bình yên nầy, biết đâu nàng và Nam phải xa nhau!

Khi ghe cập bến sông nhà, mọi người phụ đem các món hàng vào, Nam chậm rải bước đến gần bác Ba đang ngồi trên bộ ván gõ nói nhỏ:

-Ba ơi, hồi sáng gặp thiếm Thìn ở ngoài chợ , thiếm cho biết có du kích nó về trú trong khu rừng tràm bên Gò Sao qua Rạch Nhum.

-Ở bên đó có mấy thanh niên bằng con và Mai thoát ly rồi! Ba thật lo cho con lắm. Vậy con nên xuống Saigon sớm đừng ở trên nầy lâu. Vụ con và Mai để Ba và Bác Năm tính.

Tối hôm đó Nam sang nhà Mai ăn cơm với bác Năm sau đó hai người nói chuyện tới khuya , dặn dò Mai nhiều điều cho Mai biết rằng Nam không ghi tên học đại học , sẽ tình nguyện vào trường Võ Bị Đà Lạt. Thấy Mai buồn Nam giải thích rằng tuổi anh cao không được hoãn dịch để đi học, vả lại trước sau gì cũng có chiến tranh, mình là trai vì nước. Nam không đủ lời sâu xa để nói nhiều hơn. Chàng ôm Mai vào lòng.

Mai nắm hai bàn tay và thì thầm:- Em chỉ ao ước anh và em sống bình yên trong xóm quê hiền nghèo nầy. Xa nhau chắc em chết!

Nghe như vậy Nam cảm thấy thương Mai vô cùng, thuở nào thương như người em gái, nay là một người yêu dấu, rồi sẽ là một người vợ hiền chờ đợi Nam giữa mùa khói lửa!

Sáng hôm sau, bác Ba dục Nam rời nhà đi Saigon, cả nhà ai cũng buồn; riêng Mai nắm tay Nam và nói:

- Anh đi mạnh giỏi nhớ giữ sức khoẻ.

Bác Năm ba Mai nói : Để cho Nam đi, ở đây nó không yên đâu, thỉnh thỏang ba cho con xuống Saigon thăm nó.

Nam không ra ngỏ chính mà chàng chung qua lỗ tre đi thoang thoát ra đồn lính để đón xe. Mai chăm chú nhìn theo đến khi nào Nam khuất dạng, lòng buồn rười rượi!

Ôi cảnh chia tay nào cũng làm hiu hắt lòng người!

Xuống Saigon Nam không ghi tên vào đại học, chàng đến Biệt khu Thu Đô nộp đơn tình nguyện vào trường Võ Bị Đà Lạt, trường hợp của Nam vì có bằng Tú Tài nên khỏi dư khóa thi tuyển , chỉ cần đủ sức khoẻ. Nam đi học Anh văn và dạy kèm trẻ tại tư gia, chờ ngày nhập khóa. 7

- Thỉnh thoảng Mai xuống Gia định thăm Nam, trên chiếc xe đạp Nam chở Mai đi nhiều nơi, nào là vào lăng ông Lê văn Duyệt, lần nào Mai cũng thắp hương cầu nguyện.Có lúc hai người vào viện bảo tàng, ngồi hóng mát trên bến tàu, cái gì ở đô thành Mai cũng thấy lạ, Mai thích nhìn người thiếu nữ áo dài phon phon trên chiếc solex. Nàng kéo tay Nam hỏi:- chiếc xe gì ngộ qúa, sao thấy chị đó đẹp quá!

Nam nhìn Mai cười nhe và giải thích, trọn cõi lòng thương quý người yêu quê mùa chất phát của mình. Có lúc Nam đưa Mai vào chùa Kim Sơn, nàng vào lễ Phật và cầu nguyên thật lâu. Một lần Nam hỏi Mai :- Em cầu nguyện cái gì mà lâu vậy?

Mai đáp:-Em cầu nguyện cho tình của chúng minh. Anh vào trường Võ Bị anh đi chinh chiến, rồi em phải chờ trông. Hồi học lớp đệ ngũ có tác phẩm Chinh Phụ Ngâm em nhớ mấy câu :”Những người chinh chiến bấy lâu

“ Nhẹ xem tính mạng như màu cỏ cây”

Em cảm thấy buồn và sợ cảnh chia ly. Sao bây giờ cái chuyện nầy lại ứng vào phận của chúng mình? Nghe vậy trong lòng Nam cũng xao động nỗi buồn. Chàng nghĩ rồi đây chàng ngược núi rừng hay xuôi miền gió cát thì người yêu khoắc khoải chờ trông nơi làng quê hiu quạnh!.

Thời gian của một ngày thật qua mau, nắng vừa ngã xế bên hiên phố thì Nam vội đưa Mai ra bến xe trở về quê. Mỗi lần chia tay là mỗi lần buồn dù chưa phải là biền biệt!

Mấy ngày giáp Tết khu phố Nam ở trọ thật rộn rịp, trái lại lòng chàng thật buồn, khoắc khoải nhớ Tết ở làng quê, nhớ trọn gia dình hạnh phúc thuở nào, nhớ Mai . Lần đầu tiên Tết không được trở về quê. lòng vừa buồn vừa tức giận mấy tên du kích!

Sáng ba mươi Tết, căn nhà Nam ở trọ thật vắng vẻ, ai cũng về quê, một mình chàng, căn nhà trở nên rộng thênh thang. Nam nghĩ trưa ba mươi Tết ở nhà quê ai cũng ở trong nhà lo cúng rước ông bà, nếu chàng bất chợt đi bộ lòn theo các bờ tre vào nhà chẳng ai hay biết. Từ ý nghĩ đó Nam bơm cứng hai bánh xe đạp, chỉnh lai toàn bộ phận xe, chàng phóng thẳng về xã nhà hơn ba chục cây số. Về đến xã Nam gửi xe đạp nhà dì Út, chàng lòn theo các dậu tre vô nhà. Lúc đó , nhà đã cúng rước ông bà xong, đang quay quần dùng cơm, Bác Năm Cương và Mai cũng có mặt. Mai và mấy đứa em rất mừng, nhưng bác Năm và ba của Nam lo.Bác Năm ba của Mai nói nhỏ: -Nè Nam cứ ở trong nhà , con với Mai không nên đi đâu cả. Bác Ba tiếp lời:

-Đúng đó các con, tui Việt công nó đã xuất hiện rồi, tôi hôm kia ngoài lô 7 nó lùa dân đi đào đường !

Bác Ba gái xen vào: – xế chiều Nam và Mai canh nồi bánh tét nha, tới sáng sớm mới vớt ra.

Nam trả lời: -dạ má để cho các con lo.

Riêng hai ông già đượm nỗi buồn trên mắt : bác Năm cương nói như than:-Anh Ba ơi sao tôi rầu lắm, tụi nầy nó xuất hiện thì mình tan nhà nát cửa!

-Chắc rồi đó anh, mấy ngày gần đây có nhiều điềm xấu lắm, anh có nghe đêm

đêm chim cú nó kêu nhiều quá, mấy con chó nó tru dễ sợ! 8

Bác Năm tiếp lời:- Ờ, còn một điềm xấu nữa: năm nay mấy cây mai trước nhà anh và nhà tôi đáng lẻ hôm nay ba mươi Tết rồi nó nở rộ, đàng nầy tất cả nụ đều héo cuốn rồi rụng! Anh có biềt không hoa mai rụng trụi trong tiết xuân là xui lắm, báo hiệu một năm thất mùa!

Chiều xuống dần, nắng xuân phai tàn trên cảnh vật, khác với mấy năm trước,

chiều ba mươi thật im vắng không nghe một tiếng pháo, ngoài bến sông cũng im vắng,

không thấy chiếc thuyền nào cập bến trở về. Trong nhà cũng không có tiếng cười, người lớn trĩu nặng nỗi buồn trong lòng! Nam và Mai ra sau vườn đào lỗ kê gạch làm lò nấu bánh tét đúng như lời mẹ dặn. Anh chị thích công việc nầy, có dịp ngồi sát bên nhau tâm sự. Mai khom lưng đưa củi vào lò, hơi nóng làm mặt Mai ửng hồng lên. Nam kề sát vào tai Mai: – bữa nay sao cái mặt hồng đẹp qúa cưng! Khác hôm té xuống nước tái xanh. Mai vói tay nhéo mặt má Nam và cười nói:

-Sao mà có duyên quá! Anh ơi sao mà em muốn cảnh gần nhau như vầy mãi.

-Anh cũng vậy , nhưng vì hoàn cảnh có khi phải buồn cách xa đó em, miễn là phải giữ lòng cho nhau!

-Mai kéo khúc gỗ làm ghế ngồi sát vào Nam và hỏi:- Anh ơi học như vậy bao lâu mới hết khóa ?

- Nam đáp: khoảng hai năm.

-Sao lâu qúa anh nhỉ?

-Nhưng có cho về phép, gia đình có thể lên thăm. Anh đoán như vậy. Thôi em đừng buồn.

Mai ôm bờ vai Nam và ân cần nói: -Anh ơi em gửi anh một ngàn để lên đó dùng!

Nam chưng hửng nói:- trời ơi tiền đâu mà có vậy?

-Em với Trung , Hậu trồng dưa leo, đậu đủa, nhổ đậu mướn mới có tiền.

Nam nhìn người yêu, chớp mắt xúc động và nói:- thôi cưng cất đi để dành theo má anh lên Đà lạt thăm anh, có dịp nhìn cảnh đẹp thơ mộng nhất của quê hương.

Hai người đang say mê trò chuyện thì thình lình tên Năm Chỉ cán bộ nằm vùng từ bờ rào nhà bà Sáu Trang băng qua cười nói:-Cháu Nam về hồi nào vậy.

Cả hai Nam Mai giật mình nhưng Nam lấy bình tỉnh mau trả lời:

-Cháu mới về trưa nay.

Hắn vói lấy một khúc cây kê làm ghế ngồi sát bên Nam rì rầm nói liên tục, Mai

cố lắng tay nghe nhưng cũng không nghe được bao nhiêu. Riêng Nam chỉ gật đầu và dạ dạ. Sau gần một tiếng đồng hồ hắn lặng lẽ đi. Nam vào nhà . Bác Ba gái hỏi:

-Thằng Năm Chỉ nó hỏi con cái gì vậy? 9

Nam trả lời:-Chú bảo con bằng lòng theo” cách mạng” thi được đưa qua Kam- puchia rồi ra Bắc học bác sĩ. Con không dám phản đối chi dạ dạ và nói con đang học Sư phạm ở Sai gon. Hắn bảo con suy nghĩ chuẩn bị, ổng sẽ có ngày hẹn rước con.

Bác Năm nhìn bác Ba và nói:-Anh chị à, bây giờ cho Nam rời khỏi nhà nầy ngay

Không khéo bọn nó trở lại bắt Nam. Ba má Nam tán thành ý kiến đó ngay và bảo:

-Anh Năm đưa Nam và Mai lánh mặt qua nhà anh ngay , sáng mai Nam xuống thành phố.

Bác Nam đưa Nam và Mai lòn qua vuông rào nhà của bà Hai Huê men lẩn trong các khóm trúc, chui qua lỗ tre vào nhà, Bác cứ ngồi đầu ván hút thuốc liên tục nghe ngóng động tịnh, bác thả con chó mực chaỵ nhong nhong quanh nhà, Mai và Nam vào ẩn trong buồng của cô Tư.

Lòng của Bác Năm bừng lên cơn hận thù bọn du kích Cộng sản, lúc hơn ba mươi tuổi chúng đã giết chết mẹ của Mai , người vợ thân yêu của bác. Nay tính mạng các con Bác lại bị hăm doạ. Ý nghĩ đương đầu nổi dậy trong bác, bác vào trong buồng lấy ra cái rựa bén để dưới mí chiếu chỗ đầu ván bác đang ngồi. Bác quyết lòng đêm nay bọn du kích vào nhà bắt Nam và Mai bác sẽ ăn thua đủ. Bác tự tin với tay nghề võ của bác dễ dàng hạ gục chúng. Bác biết mấy thằng du kích đói ăn gầy côm làm sao chiu nỗi quyền cước của bác. Nêu sự việc xãy ra xấu nhất bác sẽ xuống Saigon xin gác cổng xe lửa!

Đêm cứ dần tàn thật một đêm giao thừa não nùng, mọi người trông chờ trời mau sáng. Khi nghe tiếng chuông chùa Cây Dương vọng tiếng công phu, bác Năm vào goị hai đứa dậy, thật tội nghiệp Mai nằm trên giường với cô Sáu còn Nam trải đệm nằm dưới đất .Cô Tư dậy, vội lấy bánh tét cho Nam ăn còn Mai pha bình trà thật nóng. Bốn người đang ngồi chụm trong buồng trong thi Bác Ba trai và gái cũng lòn theo nhà bà Hai Huề vào nhà. Mỗi người một tách trà hương hoa lài tỏa ngào ngạt . Chi có vài phút giây ấm cúng rồi chia tay kẻ đi người ở. Ông bà Ba ôm hôn Nam còn Mai ôm cứng Nam và khóc rấm rứt. Bác Ba nói :- Mồng tám con nhập khóa thì mồng sáu Ba má cùng Mai xuống tiễn con. Việc nầy nhớ giữ kín, lọt vào tay tụi nó thì mình chết đó! Thôi con đi đi, chui qua lỗ tre nương theo mấy người đi chùa Tết , Họ đến chùa cây dương.Nam theo hướng đó ra đến xã lấy xe đạp về Saigon , lòng triũ nặng nỗi buồn xa gia đình,

thường người tình thôn dã cô đơn!

Mấy ngày Tết, một mình ở trong nhà trọ, Nam thấy trống vắng vô cùng, thỉnh thoảng nghe tiếng pháo đì đùng, xe cộ chạy tấp nập, biểu lộ sự vô tình của đô thị, có biết đâu nông thôn từng đêm sống trong sự lo sợ tột cùng! Lòng Nam trông cho mau đến ngày mồng sáu Tết gặp gia đình và Mai, trong mấy ngày ngắn ngủi chuẩn bị tiễn chàng vào quân trường….Suốt đêm mồng ba Tết Nam trằn trọc không ngủ được. Sáng thức dãy rất mệt mỏi, ra đứng ngoài hành lang nhìn về xa , bỗng thấy một thiếu niên giống y Trung em chàng đi rất vội. Khi gần đến nhà Trung nói to:- Anh ơi chị Mai đã chết rồi!

Nam nghe như bùng lỗ tay , chạy ra ngoài kéo Trung vào nhà hỏi :-Sao, sao, cái gì?

Trung vừa khóc , nghẹn ngào nói:- đêm qua lúc cở 10 giờ tụi du kích nó lùa thanh niên ở xóm mình ra đào đường ở lộ 7, thình lình một trái lựu đạn nổ làm chết hai người trong đó có chi Mai .Bây giờ xác chi còn để ở trạm y tế xã. (10)

Nam vội khoác chiếc áo rồi kéo Trung ra bến xe ngày . Chiếc xe đò cũ kỹ nên mười hai giờ mới về tới nơi. Nam chạy thẳng vào trạm xá đang đông người, phần lớn người gia đình của Mai và Nam , một số bà con trong xóm, Nam lấn vào tận chiếc giường đang quàn xác Mai, chàng kéo tấm vải trắng đắp mặt, hai tay xoa mặt Mai nói:-Sao thế nầy được! Sao thế nầy được ! Hai hàm răng cắn chặt, Nam không khóc, dường như nước mắt chảy ngược vào tim! Bác Ba , cha Nam ôm chặt chàng , kéo ngồi xuống ghế nói lời an uỉ! Cả một trời tang tóc , chia ly !

Người ta vội vã chuẩn bị mai táng cho Mai, gương mặt nàng trông rất bình thản và dịu hiền như trong giấc ngủ, mọi người đứng xung quang nhìn nàng lòng đầy niềm đau và thương tiệc! Nàng được gia đình cho mặc chiếc áo dài xanh lam có thêu một cành hoa mai vàng đang mãn khai, chiếc áo dài Nam may cho nàng trong Tết, để nàng mặc khi tiễn Nam vào quân trường , nhưng lỡ dịp, nay nàng được mặc để đi xa về miền miên viễn! Người ta đặt nàng vào chiếc quan tài gỗ tạp đơn sơ. Nam thò tay vào xoa lên má nàng, bất chợt chàng lấy chiếc mũ đang đội để trên ngực Mai. Có người lên tiếng : – Làm như vậy không nên đâu!. Nhưng bác Ba Phi nói : -thôi được không sao, trời ơi tôi biết hai con tôi nó thương nhau lắm, rồi bác ôm mặt khóc!

Chiếc quan tài được di ra nghĩa trang cách lộ hơn hai nghìn mét dưới trời nắng hanh, ngọn gió xuân hiu hiu thôi rì rầm theo tiếng khóc. Một nấm mộ được đắp cao,

tháng năm hiu quạnh bên hàng tre, đêm đêm hiu hắt ánh trăng buồn. Nam cũng không thể trụ lại mảnh đất quê yêu dấu. Chàng dấn bước ra đi trĩu nặng trong lòng một mối tình đau khổ thiên thu, trước mặt chàng là vùng trời quê hương sẽ mờ khói lửa!

Switch mode views: