Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lần đầu tiên tàu Trung Quốc đi châu Âu bằng ngả Bắc Cực

LyubovOrlowa PetermannIsland

Ảnh minh họa (DR)


Tờ Trung Hoa nhật báo hôm nay 10/08/2013 loan tin lần đầu tiên một chuyến tàu chở hàng Trung Quốc đã lên đường sang châu Âu đi tắt qua ngả Bắc Cực nhờ hiện tượng băng tan.

Chiếc tàu trên, thuộc tập đoàn vận tải hàng hải Cosco, đã rời cảng Đại Liên (đông bắc Trung Quốc) hôm thứ năm 08/08/2013 và sẽ phải đến châu Âu trong vòng 33 ngày nữa sau khi đi qua ngả Đông-Bắc, dọc theo các vùng duyên hải Bắc Âu của vùng Siberia.

Theo ước tính, tàu chở hàng này phải băng qua eo biển Barin ngày 25/8, rồi mới đi xuyên Bắc Băng Dương. Trên thực tế, lộ trình hàng hải Đông-Bắc này thường chỉ đi được vào mùa hè.

Hãng tin Pháp AFP nhận định hải trình mới này mang lại rất nhiều lợi cho Trung Quốc: tiết kiệm thời gian (tránh việc phải qua kênh đào Suez, rút ngắn được nhiều ngàn km đường biển) và tạo cơ hội phát triển các khu cảng biển đông-bắc đất nước.
 Bởi vì, châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, hơn 90% lượng hàng trao đổi với khu vực đều phải vận chuyển bằng đường biển.

Theo đánh giá, trong tương lai ngả hàng hải này sẽ có vai trò ngày càng lớn trong trao đổi mậu dịch. Hiện nay hải trình Đông-Bắc vẫn còn mang tính chất phôi thai so với các hải trình truyền thống qua kênh đào Panama (15 ngàn lượt/ năm) và kênh đào Suez (19 ngàn lượt/ năm).

Liên đoàn các hãng buôn tàu Na Uy ước lượng khối lượng hàng hóa giao dịch qua ngả Đông-Bắc sẽ phải tăng lên gấp nhiều lần trong nhiều năm tới: từ 1,26 triệu tấn trong năm 2012 lên 50 triệu tấn vào năm 2020.

Mặt khác, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất hành tinh, cũng đang dòm ngó nguồn dự trừ dầu khí dồi dào tại Bắc Cực.

Do khí hậu ấm dần, băng tại Bắc Cực tan nhiều, do đó việc tiếp cận các nguồn tài nguyên đó cũng trở nên dễ dàng hơn.

Vì vậy Bắc Kinh đang đẩy các con cờ của mình trong khu vực. Và sau nhiều năm vận động ngoại giao, cuối cùng vào tháng 5 năm nay, Trung Quốc được trao cho quy chế quan sát viên ở Hội đồng Bắc Cực, một diễn đàn hợp tác liên chính phủ.


Switch mode views: