Trung Quốc không được tự tiện bắt tội phạm trên đất Úc
- Thứ Ba, 26 tháng Chín năm 2017 23:27
- Tác Giả: PHÚC LONG / Tuoitre.vn
TNTD – Theo một thỏa thuận mới đạt được giữa Bắc Kinh và Canberra, chính quyền Úc từ nay sẽ giám sát mọi hoạt động điều tra tội phạm kinh tế của cảnh sát Trung Quốc trên đất Úc.
Hai cảnh sát Trung Quốc “kè” Li Huabo, một quan chức tham nhũng nằm trong danh sách 100 người bị truy nã gắt gao nhất, hồi tháng 5-2015 – Ảnh: Zuma Press
Theo báo Sydney Morning Herald, thỏa thuận chính thức về hợp tác điều tra tội phạm kinh tế vừa được ký kết giữa Cảnh sát liên bang Úc (AFP), Bộ Nhập cư và bảo vệ biên giới Úc và Bộ Công an Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 25-9.
Thỏa thuận này không nhằm thay thế hiệp định dẫn độ đổ vỡ trước đó giữa Bắc Kinh và Canberra.
Mục đích của nó là vạch ra những tiêu chí cụ thể buộc cảnh sát Trung Quốc phải tuân theo nếu họ muốn điều tra tội phạm kinh tế một cách hợp pháp tại Úc.
Ví dụ, cảnh sát Trung Quốc sẽ không được phép tiếp xúc bất cứ nghi phạm nào nếu không có sự có mặt của một viên chức AFP.
Tất cả các cuộc thẩm vấn đều sẽ được ghi hình lại bởi nhà chức trách Úc với sự tham gia của một thông dịch viên độc lập.
AFP cũng không cho phép Trung Quốc đưa hình ảnh các nghi phạm trốn chạy lên sóng truyền hình khi những người này trở về nước.
Một cảnh tượng thường gặp ở Trung Quốc là các nghi phạm bị còng tay bước xuống máy bay phải đi qua một rừng ống kính, máy quay của các cơ quan truyền thông.
Bên cạnh đó còn một quy định khác cấm Trung Quốc dùng vũ lực dẫn độ công dân của họ trên đất Úc.
AFP luôn theo dõi những nghi phạm Trung Quốc trở về nước một cách tình nguyện, dù rằng việc này không cần phải thông qua quy trình pháp lý nào.
Cảnh sát Trung Quốc “hỏi thăm” một người đàn ông ở quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 3-2015 – Ảnh: AFP
Cũng theo báo Sydney Morning Herald, cảnh sát Trung Quốc và Úc từng có mối quan hệ khá trắc trở trong quá khứ.
Trong một vụ lùm xùm hồi tháng 12-2014, cảnh sát Trung Quốc từ thành phố Nhật Chiếu âm thầm đến Úc không thông báo để thuyết phục một người tài xế bị buộc tội đưa hối lộ trở về nước.
Chính quyền liên bang Úc đánh giá vụ việc này là “không thể chấp nhận được” và gửi công hàm phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc.
Kể từ đó, cảnh sát Trung Quốc đến Úc được yêu cầu phải xin một loại visa đặc biệt thông qua AFP, và họ đã chấp hành.
Tin mới
- Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc với trọng tâm là Bắc Triều Tiên - 28/09/2017 20:19
- Trung Quốc cố chiêu dụ các nước ASEAN - 28/09/2017 20:03
- Tướng Mỹ: Quốc gia đe dọa Mỹ nhất không phải là Triều Tiên - 28/09/2017 02:58
- Venezuela: Đối lập từ chối đàm phán với chính phủ - 28/09/2017 02:34
- Bruxelles hoan nghênh kế hoạch cải tổ châu Âu của tổng thống Pháp - 28/09/2017 02:27
- Thái Lan kết án cựu thủ tướng Yingluck 5 năm tù - 28/09/2017 02:19
- Ngoại trưởng Mỹ, Cuba trao đổi “thẳng thắn” các vụ tấn công thính giác - 28/09/2017 01:54
- Mỹ: Donald Trump hứa "giải quyết" khủng hoảng Bắc Triều Tiên - 27/09/2017 19:08
- Cam Bốt : Lãnh đạo đối lập Kem Sokha bị từ chối tại ngoại hầu tra - 27/09/2017 04:24
- Việt Nam đang lúng túng trong vụ Trịnh Xuân Thanh - 27/09/2017 02:18
Các tin khác
- Macron trình bày kế hoạch " tái thiết" châu Âu - 26/09/2017 19:09
- Venezuela bác bỏ sắc lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ - 26/09/2017 18:10
- Trung Quốc phạt nặng những trang Web lớn - 26/09/2017 15:53
- Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp về hồ sơ Rohingya - 26/09/2017 14:17
- Irak : Kurdistan căng thẳng chờ kết quả trưng cầu dân ý về độc lập - 26/09/2017 14:10
- Bình Nhưỡng cáo buộc Mỹ tuyên chiến, Washington phủ nhận - 26/09/2017 14:02
- Đức đình chỉ đối tác chiến lược: Liệu Tổng Bí thư có để cho Thủ tướng Phúc ngồi yên? - 26/09/2017 03:33
- Kurdistan trưng cầu dân ý bất chấp áp lực - 25/09/2017 22:21
- Catalunya đòi độc lập, tiềm ẩn một tiền lệ nguy hiểm cho châu Âu - 25/09/2017 22:13
- Brexit : Luân Đôn và Bruxelles mở vòng đàm phán thứ tư - 25/09/2017 22:04