Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp về hồ sơ Rohingya

rohingya-bangladesh-HDBA

Người Rohingya chờ được phân phát hàng viện trợ tại Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 24/09/2017
REUTERS

Hội Đồng Bảo An sẽ họp vào thứ Năm 28/09/2017 để nêu ra vấn đề bạo lực tại Miến Điện và cuộc khủng hoảng liên quan đến người thiểu số Rohingya.
 Một nhà ngoại giao giấu tên hôm qua 25/9 cho biết như trên.

 Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẽ phát biểu trước Hội Đồng nhân dịp này.

Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần lên án nạn « thanh lọc chủng tộc » tại Miến Điện.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần rồi thậm chí còn gọi là « diệt chủng », trong khi đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdodan nói về nạn « Phật giáo  khủng bố».

Bảy nước gồm Mỹ, Pháp, Anh, Thụy Điển, Ai Cập, Kazachstan, Sénégal đã đề nghị Hội Đồng Bảo An họp bàn về hồ sơ này.
Nhiều chiến dịch quân sự đã được tiến hành tại miền tây Miến Điện, được chính quyền biện minh là để đối phó với bạo động của những người Hồi giáo cực đoan.

Bị quân chính phủ đàn áp, hàng trăm ngàn người Rohingya đã chạy sang Bangladesh lánh nạn.
Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina nói có 800.000 người Rohingya tị nạn hiện nay, và tuần trước trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc bà đã đòi hỏi thành lập một « phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện », và một « khu vực an toàn » tại nước này.

Bị quá tải trước lượng người tị nạn đông đảo, chính quyền Bangladesh hôm nay đã cho phép 30 tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động tại vùng Cox’s Bazar, nơi có 435.000 người Rohingya chạy sang từ cuối tháng Tám, chủ yếu là trợ giúp y tế, xây dựng lều trại.

Tình trạng thiếu thực phẩm, nước uống, thuốc men tại các trại tị nạn gây lo ngại xảy ra dịch tả hay dịch sởi.
Cho đến nay Bangladesh chỉ cho 4 tổ chức quốc tế hoạt động nhân đạo trên lãnh thổ quốc gia.

Sắc tộc thiểu số Rohingya có khoảng 1,1 triệu người từ nhiều năm qua bị phân biệt đối xử tại Miến Điện, không có quyền công dân.
Lãnh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đã bị quốc tế gây áp lực từ vài tuần qua về vấn đề người Rohingya.

Thứ Ba tuần trước, bà khẳng định Miến Điện sẵn sàng tổ chức hồi hương cho trên 400.000 người Rohingya đang tị nạn tại Bangladesh.

Switch mode views: