Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thái Lan: Bhumibol, vị vua của các dự án phát triển

thailand-king Bhumibol

Quốc vương Thái Lan Bhumibol
REUTERS/Sukree Sukplang

Từ sau cuộc đảo chính năm 1932, Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị.
Mặc dù nhà vua không can thiệp vào chính trường và không điều hành đất nước nhưng ngài có ảnh hưởng rất quan trọng đối với đất nước.

Nhà vua chính thức đăng quang năm 1950 và là quốc vương có thời gian trị vì lâu nhất thế giới.

Quốc vương Bhumibol đã dành nhiều thời gian, công sức và tiền của để triển khai, áp dụng các chương trình phát triển, ngài đặc biệt quan tâm phát triển các vùng nông thôn nghèo.

Khi mới bắt đầu trị vì đất nước, nhà vua Thái Lan đã quan tâm đến việc tìm cách nâng cao mức sống cho người dân.
Điều này đã khiến ngài coi nông nghiệp là đòn bẩy cho sự phát triển của Thái Lan.

Nhà vua Bhumibl đã đi thị sát rất nhiều, đã yêu cầu tiến hành nhiều nghiên cứu, và chính bản thân quốc vương cũng đã học các kỹ thuật nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật tưới tiêu.

Nhìn chung, các dự án này đều xoay quanh chủ đề phát triển nông nghiệp và môi trường bền vững, sức khỏe cộng đồng và sự thoải mái của dân chúng, giao thông và viễn thông.

Trong những năm trị vì đầu tiên của nhà vua, các dự án cũng hướng đến việc giảm sản xuất thuốc phiện, xóa đói giảm nghèo.
Các mục tiêu này đã đạt được vào những năm 70-80. Tiếp theo đó, các dự án tập trung vào các tác động của nền nông nghiệp thâm canh và kinh tế thị trường « triển khai quá nhanh » lên môi trường và xã hội.

Từ những năm 1970, quốc vương Bhumibol đã kích thích phát triển mô hình « kinh tế tự túc ».
Đối với một số người, đây là một học thuyết kinh tế-xã hội, thậm chí họ coi đó là triết học. Năm 1974, nhà vua Thái Lan lần đầu tiên đề cập tới « kinh tế tự túc » trong bài diễn văn thường niên gửi tới dân chúng, và ngay sau đó ngài đã cho phát triển mô hình kinh tế này.

Mô hình « kinh tế tự túc » dựa trên như cầu tiêu dùng điều độ, có chừng mực, sự tự chủ và khả năng tự miễn dịch với sự bất ổn từ bên ngoài : không để bị ảnh hưởng bởi các vấn đề quốc tế về kinh tế, năng lượng, chính trị, ngoại giao.
Nó được gọi là «học thuyết mới về nông nghiệp ». Học thuyết này dựa vào các nguyên tắc đa dạng hóa trồng trọt, tự túc (sản xuất gạo đủ để tiêu dùng, sau đó mới tính đến chuyện bán), tiêu thụ có chừng mực, hợp lý.

Nền nông nghiệp mà nhà vua phát triển là nền nông nghiệp bền vững bổ trợ cho các nền nông nghiệp sinh học, nông-lâm nghiệp.
Từ những năm 1960, đã có khoảng 3.000 dự án được thực hiện.
Cho tới nay, nhiều dự án của quốc vương Bhumibol về phát triển bền vững, đặc biệt về nông nghiệp, đã được các tổ chức quốc tế trao thưởng.

 Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp của Liên hiệp Quốc (FAO) đã xuất bản một cuốn sách về quốc vương Thái Lan Bhumibol để tỏ lòng tôn kính đối với ngài.

Switch mode views: