Brexit : Thủ tướng Anh đọ sức với Nghị Viện
- Thứ Năm, 13 tháng Mười năm 2016 14:38
- Tác Giả: Mai Vân
Thủ tướng Anh Theresa May phát phiểu tại Quốc Hội, 20/07/2016.
UK Parliament/Jessica Taylor/Handou
Tòa Án Tối Cao Anh Quốc vào hôm nay, 13/10/2016, bắt đầu xem xét đơn của người Anh phản đối quyết định của thủ tướng, đã tự mình xúc tiến thủ tục ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu – Brexit (trước tháng 3/2017), mà không thông qua Nghị viện Anh.
Riêng thủ tướng Theresa May, hôm qua, đã phải nhượng bộ đôi chút trước sức ép các nghị sĩ.
Tòa Án Tối Cao Anh Quốc sẽ xem xét trong 3 ngày đơn kiện của những nhóm công dân rất khác biệt, từ những người hớt tóc đến giới kinh doanh, tài chính, không đồng ý giao toàn quyền quyết định ra khỏi Châu Âu cho chính phủ, vì theo họ, còn nhiều vấn đề chưa được bàn thảo kỹ.
Thủ tướng Theresa May bảo vệ quan điểm cho rằng đây là việc của chính phủ, và tố cáo những đưa đơn trên là muốn phá hoại Brexit, phá hoại kết quả trưng cầu dân ý.
Hôm qua, tại Hạ Viện, thủ tướng Anh đã phải nhượng bộ đôi chút, nhưng cuộc đọ sức với Nghị viện Anh còn tiếp diễn.
Thông tín viên RFI, tại Luân Đôn, Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :
« Các dân biểu sẽ có tiếng nói cuối cùng về thủ tục Brexit hay không ?
Vấn đề đang được bàn cãi sôi nổi trong giới chính trị trong mấy ngày qua, và câu trả lời của thủ tướng Theresa May dứt khoát là không.
Sau khi nhắc đi nhắc lại đến chán ngán ''Brexit là Brexit'', lá phiếu của người dân là như thế, và việc thực hiện Brexit là việc của chính phủ, không phải của Nghị Viện.
Tuy nhiên trước một Hạ Viện sôi sục vào hôm qua, thủ tướng đã phải nhượng bộ đôi chút, để cho các dân biểu thảo luận về chiến lược ra khỏi Châu Âu của bà với điều kiện là không phá vỡ các cuộc thương lượng với Bruxelles và nhất là không đặt lại vấn đề Brexit.
Nhưng thủ tướng vẫn tiếp tục không nói rõ về chiến lược của mình, chỉ cho biết là muốn '‘thâm nhập tối đa vào thị trường chung'’ và ''kiểm soát gắt gao vấn đề nhập cư'', điều đã bị phe đối lập chế nhạo, cho rằng thật ra chính phủ không có chiến lược gì cả.
Cuộc tranh luận sau đó cho thấy là các dân biểu muốn có tiếng nói cuối cùng trước khi Anh Quốc dập cửa ra khỏi Liên Hiệp vào năm 2019 ».
Tin mới
- Thái Lan: Bhumibol, vị vua của các dự án phát triển - 14/10/2016 17:18
- Thái Lan : Quốc vương Bhumibol băng hà, nền quân chủ bị thử thách gay go - 14/10/2016 17:09
- Trung Quốc cho Bangladesh vay 24 tỉ đô la - 14/10/2016 16:59
- CPI cảnh cáo Manila về việc khuyến khích sát nhân - 14/10/2016 16:52
- Miến Điện: Hàng ngàn người ở bang Rakhine chạy lánh nạn - 14/10/2016 16:11
- Bắc Kinh sợ tin đồn tràn lan đe dọa cải cách quân đội - 14/10/2016 15:47
- Trung Quốc: Nhiều tòa nhà sập liên tiếp; 8 chết - 13/10/2016 21:50
- Cảnh sát New York gia tăng tuần tra Central Park - 13/10/2016 21:35
- Cuộc tranh cử của ông Trump trên đà thất bại - 13/10/2016 21:19
- Uy tín tổng thống Philippines vẫn cao sau 3 tháng cầm quyền - 13/10/2016 17:59
Các tin khác
- Trung Quốc cảnh báo Úc thận trọng về Biển Đông - 13/10/2016 13:06
- Tổng thống Philippines tìm kiếm đầu tư và sự trọng vọng từ Trung Quốc - 13/10/2016 12:58
- Chủ tịch Trung Quốc viếng thăm đồng minh Cam Bốt - 13/10/2016 12:49
- Thêm nhiều lo ngại về địa chấn dưới lòng đất Nam California - 12/10/2016 21:02
- Nam Hàn chuẩn bị tình huống dân Bắc Hàn đào thoát hàng loạt - 12/10/2016 20:54
- Đức chuẩn bị dự luật trục xuất người bị từ chối tị nạn - 12/10/2016 18:10
- Bầu cử Mỹ : Cựu phó tổng thống Al Gore vận động cho bà Clinton - 12/10/2016 18:01
- Bắc Triều Tiên : Một thứ trưởng ngoại giao bị cách chức - 12/10/2016 17:42
- Nga-Trung hợp tác chống hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ - 12/10/2016 17:05
- Miến Điện : Đặc sứ LHQ kêu gọi kềm chế ở bang Rakhine - 12/10/2016 16:56