Hy Lạp bị chủ nợ đặt vào thế phải cải cách
- Thứ Sáu, 20 tháng Ba năm 2015 22:31
- Tác Giả: Tú Anh
Cảnh chụp ở một khu phố trung tâm thủ đô Athens ngày 18/03/ 2015.REUTERS/Yannis Behrakis
Thủ tướng Hy Lạp cam kết trình các đối tác châu Âu « một danh sách đầy đủ » các lãnh vực phải « cải cách cơ cấu » để cứu nước.
Ngân khố trống rỗng, chính phủ cánh tả của Athens đành thúc thủ sau khi các cố gắng gây sức ép không lay chuyển được châu Âu.
Tổng thống François Hollande : Chính phủ Hy Lạp hãy lấy tiền người giàu chia cho người nghèo.
Trong những ngày tới đây, Hy Lạp sẽ trả lời một cách xây dựng các yêu cầu của các nhà tài trợ, một nhóm chuyên gia đã được chỉ định để soạn thảo danh sách này.
Bộ Tài chính Hy Lạp và Thủ tướng Alexis Tsipras đã khẳng định lời cam kết này sau hơn ba giờ đồng hồ thương lượng với Tổng thống Pháp François Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các định chế tài trợ của Châu Âu vào đêm hôm qua 19/03 tại Bruxelles.
Thái độ của chính phủ cánh tả triệt để của Hy Lạp không còn cứng rắn như trong những ngày trước đây, không lên án nhóm chuyên gia tài chính quốc tế « vượt qua thẩm quyền ».
Đổi lại, tất cả các bên hiện diện trong cuộc đàm phán cũng khẳng định sẽ hợp tác với nhau để tái lập khả năng chi trả của Hy Lạp đang cạn kiệt, mà thuật ngữ báo chí Tây phương gọi là « sắp hết dưỡng khí ».
Athens phải hoàn trả ngay trong ngày hôm nay 20/03 món nợ 300 triệu euro để được nhận thêm 1,6 tỷ tín dụng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Câu hỏi đặt ra là tại sao thái độ của chính phủ cánh tả triệt để của Hy Lạp không còn cứng rắn như trong những ngày trước đây ?.
Nhóm chuyên gia tài chính quốc tế hết bị chỉ trích là « vượt qua thẩm quyền ».
Cũng trong chiều hướng gây sức ép với các nhà tài trợ và cũng để cứu nguy ngân sách, chính phủ Hy Lạp còn tận dụng đến lịch sử, đòi chính phủ Đức phải bồi thường chiến tranh do Hitler gây ra.
Số tiền này có thể lên đến 162 tỷ euro theo tính toán của Hy Lạp.
Chiến thuật này tuy gây xúc động cho một phần công luận Đức, cụ thể là các đảng cánh tả và giới bảo vệ môi trường muốn Berlin phải có một cử chỉ nhân đạo , nhưng chính phủ Merkel bác bỏ thẳng thừng.
Theo AFP, tại cuộc họp đêm hôm qua 19.03 tại Bruxelles, thủ tướng Hy Lạp, sau khi trình bày hoàn cảnh khó khăn đã nhanh chóng chấp thuận giải pháp của Châu Âu. Lý do là tình hình tài chính Hy Lạp rất khẩn cấp.
Ngoài món nợ 300 triệu euro đáo hạn phải trả ngay trong 24 giờ, Hy Lạp còn bị nạn tẩu tán tài sản : chỉ trong ngày thứ tư 18.03, khoảng 300 triệu euro đã bị tư nhân rút ra khỏi các tài khoản ngân hàng.
Chính phủ Hy Lạp nhìn nhận bị « thiếu tiền mặt » mà theo giới phân tích Athens cần khẩn cấp từ 2 đến 3 tỷ euro.
Từ năm 2010 đến nay, các nhà tài trợ Tây phương đã giúp cho Hy Lạp theo một kế hoạch 240 tỷ euro mà phần cuối cùng khoảng 7 tỷ được gắn liền với những lời cam kết trong đêm qua.
Trước khi gặp hai đầu tàu châu Âu và chấp nhận một loạt cải cách cơ cấu đớn đau mới, Thủ tướng Alexis Tsipras thực hiện được lời hứa đầu tiên của ông với cử tri. Quốc hội Hy Lạp thông qua luật giúp đỡ thành phần « nạn nhân của khủng hoảng » những người có thu nhập thấp trong xã hội.
Các biện pháp này sẽ gây tố kém rất nhiều cho ngân sách đang thiếu hụt và Hy Lạp mong được Bruxelles nới tay.
Tổng thống Pháp phản ứng thẳng thừng như sau : « Chúng ta chỉ đòi hỏi một chuyện thôi. Đó là chính phủ Hy Lạp yêu cầu người giàu đóng thuế ».
Theo các nhà quan sát, một trong những vấn nạn của Hy Lạp là tại quốc gia biển và Chính thống giáo này là thành phần doanh nghiệp thương thuyền, hàng hải và Giáo hội Chính thống giáo không đóng thuế mặc dù tài sản và thu nhập của họ rất dồi dào.
Không rõ, trong đợt cải cách mới cam kết, đặc quyền của hai bộ phận xã hội này có bị đụng chạm hay không ?
Tin mới
- Obama khai mở chương mới trong quan hệ với Châu Mỹ Latinh - 14/04/2015 00:11
- Bình thường hóa bang giao Mỹ-Cuba : Con đường còn dài - 12/04/2015 20:09
- Thái Lan muốn tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc - 09/04/2015 23:27
- Biển Đông : Cựu cố vấn Mỹ Kissinger « tiếp tay » cho Trung Quốc - 31/03/2015 18:38
- Liên đoàn Ả Rập quyết định thành lập liên quân chống khủng bố - 30/03/2015 00:53
- Lý Quang Diệu, nhà chính trị bản lãnh - 26/03/2015 15:42
- Indonesia tự khẳng định vai trò trung gian trong tranh chấp Biển Đông - 25/03/2015 19:09
- Singapore của Lý Quang Diệu mô hình mở cửa cho Trung Quốc - 24/03/2015 18:53
- Dù rắc rối nghi thức, Mỹ chấp nhận tiếp Nguyễn Phú Trọng - 23/03/2015 19:32
- Chiến lược Đông Nam Á của Nhật sẽ được bổ sung bằng yếu tố Indonesia - 21/03/2015 17:00
Các tin khác
- Xung đột sắc tộc ở miền bắc, quan hệ Miến Điện -Trung Quốc rạn vỡ - 18/03/2015 19:08
- Việt Nam và Úc trên đà tiến tới quan hệ đối tác chiến lược - 18/03/2015 00:14
- Chỉ điểm và đạo đức, vấn đề nhức nhối thời hậu Cộng sản ở Đông Âu - 17/03/2015 05:15
- Luật biểu tình tiếp tục bị “treo” - 09/03/2015 19:30
- Vụ MH 370 : Vẫn những câu hỏi không lời giải - 07/03/2015 18:48
- Đường sắt Thái Lan biến thành đấu trường Nhật-Trung - 06/03/2015 20:11
- Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình - 03/03/2015 20:48
- Biển Đông: Thế trận đảo nhân tạo Trung Quốc đe dọa Việt Nam - 02/03/2015 19:22
- Nhật Bản tham vấn nhân sĩ về lịch sử và tương lai đất nước - 27/02/2015 06:20
- Thủ tướng Ý Matteo Renzi sau một năm cầm quyền - 21/02/2015 02:14