• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-23 05:30:53') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-23 05:30:53') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 207 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Xúi trẻ ăn cánh (?) gà


Cái tựa của bài viết, “Xúi Trẻ Ăn Cánh Gà,” chắc chắn sẽ/đã làm cho người đọc thắc mắc không ít. Chuyện xúi bẩy nhất định không thể nào là chuyện cần thiết. Xúi bẩy chỉ cần khi một hành động nào đó không phải là chuyện đem lại thú vị, thuận lợi, có ích... cho người ta. Những điều ngược lại có thể tạo thích thú, lợi ích thì nhất định không cần phải được xúi bẩy. Thí dụ món cánh gà chiên bơ, hay chiên nước mắm chẳng hạn thì cần gì phải đợi được xúi bẩy người ta mới ăn. Người Mỹ cũng rất ưa món buffalo wing. Không cần được xúi mới ăn.

Món chân gà trong thực đơn của mấy tiệm Tầu, với cái tên “phụng trảo,” nghe hấp dẫn và bí hiểm hơn cũng vậy. Không cần phải xúi, vẫn có nhiều người mê nó.

Thế thì tại sao lại có cái tựa nghe không thuận tai cho bài viết này? Lý do là vì có thể một vài người lại thấy... không thuận tai nếu viết đúng như người xưa vẫn nói từ rất lâu. Câu người xưa vẫn nói là “xúi trẻ ăn cứt gà.” Nhưng với một số người thì danh từ “cứt” không được thanh tao lắm nên mỗi khi đề cập tới nó, nhiều người tránh nói thẳng ra mà thay vào đó, chọn cách viết tắt chữ “cứt” thành “c...” Việc (viết tắt) này chỉ có thể làm được sau khi ông Bá Đa Lộc và mấy ông cố đạo Bồ Đào Nha đến Việt Nam và chế ra chữ quốc ngữ cho chúng ta. Có chữ quốc ngữ chúng ta mới biết viết tắt. Trước khi có chữ quốc ngữ thì các cụ muốn tránh nói huỵch toẹt ra thì phải làm sao? Không lẽ xẻ đôi chữ Nôm ra, dùng chữ “thỉ,” bỏ chữ “cát” đi hay sao? Dĩ nhiên là không được. Viết tắt như vậy thì ông Hàn Thuyên hay bà Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm cũng chịu thua. Vậy thì cứ làm như người Anh, người Mỹ : “Call a spade a spade,” gọi cái xuổng là cái xuổng cho tiện việc sổ sách.

Chuyện “xúi trẻ ăn cứt gà” tưởng chỉ là một cách nói của chúng ta khi muốn đề cập tới chuyện khuyến khích, hối thúc ai đó làm một công việc mà chính người làm công việc xúi bẩy đó không sẵn sàng để làm, vì việc đó chắc chắn sẽ bất lợi, gây thiệt hại hay tổn thương cho người làm công việc đó.

sach thuchanh kinangsong
Ảnh trên Net

Nhưng mới đây, ở Việt Nam, các trường học đã đem dùng một bộ sách có tên “ Thực Hành Kỹ Năng Sống” do nhà xuất bản Giáo Dục phát hành từ năm 2014. Bộ sách này gồm nhiều cuốn dùng để dậy các học sinh ở nhiều trình độ khác nhau nhắm phát triển kỹ năng sống, trở thành những người can đảm, dũng mãnh. Sách dậy các em không biết sợ là gì. Thí dụ dùng cưa một quả bom chưa nổ để lấy thuốc nổ trong quả bom. Hay dậy các em can đảm đi chân trần trên những mảnh thủy tinh vỡ. Toàn là những việc làm mà các cha mẹ của các em từng tốn bao nhiêu công sức để dậy các em tránh đừng làm. Ngay cả ông già Nguyễn Trãi cũng phải dùng mấy chục câu song thất lục bát trong Gia Huấn Ca để can ngăn dậy dỗ. Nhưng bộ sách “Thực Hành Kỹ Năng Sống” thì dẹp hết những lời can ngăn khuyên bảo đó để cố sao đào tạo được những người Việt anh dũng để dựng xây cho được một xã hội toàn những người anh hùng không biết sợ là gì.

Trong một cuốn thuộc bộ sách “Thực Hành Kỹ Năng Sống” có một bài kể lại chuyện trong một lớp học, cô giáo đã dậy cho các học sinh trong lớp của cô không nên sợ bất cứ gì trên đời, trong đó có cả chuyện ăn cứt gà. Một em học sinh tên là Ân đã được xúi bẩy để làm công việc đó. Lúc đầu em còn băn khoăn không biết có làm công việc đó được hay không. Nhưng sau những lời khuyến khích của cô giào, Ân ăn luôn đống phân gà và thấy cũng... được, không quá ghê rợn nên hết sợ luôn.

Em học sinh quả là một người can đảm không biết sợ là gì, khi cần em sẽ là anh hùng như Lê Văn Tám tẩm xăng vào người đốt kho xăng của Tây ngày nào, cho dù Lê Văn Tám không bao giờ là người có thật như trong trò dối trá của bọn Cộng Sản Việt Nam từ suốt mấy chục năm nay bất chấp những lời thú nhận của Trần Huy Liệu và Phan Huy Lê, theo đó, không hề có nhân vật Lê Văn Tám. Lê Văn Tám chỉ là trò dối trá của Trần Huy Liệu.

Ngày nay, nhà nước lại cần thêm những trò giả dối, bịa đặt theo kiểu Lê Văn Tám và đang muốn tạo dựng những thứ anh hùng tưởng tượng như vậy. Anh hùng vào lúc này là những người sẵn sàng ăn cá ở Vũng Áng và xuống tắm ở các vùng biển có cá chết để lấp liếm những trò khốn nạn của bọn đầu sỏ đã được nhét đầy túi những đồng tiền của bọn khốn nạn Formosa.

Sống chết mặc bay, tiền thì bọn khốn nạn đã nhét đầy túi...

Switch mode views: