Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thảm họa môi trường: đằng sau là một sự thật không thể che giấu


Câu đổ lỗi của ông thứ trưởng cho thủy triều đỏ lại cho thấy những thủ phạm đích thực đã đầu độc không chỉ môi trường tự nhiên của đất nước này, mà là cả môi trường sống của xã hội, trong đó có đủ mọi mặt cuộc sống từ giáo dục, y tế, đạo đức, kinh tế, xã hội.

Đó là con sóng đỏ của tư duy vô thần cộng sản lấy vật chất quyết địnhh ý thức con người và coi việc chiếm giữ quyền bính phục vụ lợi ích của phe nhóm mình là tối thượng, bỏ mặc đất nước, dân tộc và dân sinh.

Thảm họa đang tăng dần

Thảm họa đầu độc môi trường sống ở Miền Trung đã ngày càng tăng và chưa có thời điểm dừng lại. Các loại sinh vật biển đã chết và đang tiếp tục chết. Không chỉ ven bờ, mà cả những loài động vật biển ở tầng nước sâu như cá voi cũng đã từ giã cuộc đời với biển sâu để phơi xác ở bờ biển các tỉnh Việt Nam.


moitruong 1Rừng ngập mặn Hà Tĩnh chết hàng chục ha. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Không chỉ có cá, mà các loài thủy sinh, ngao sò, ốc hến… chim chóc cho đến rừng ngập mặn đã được phát hiện đang chết. Đầu tháng 4/2016, báo chí đã lên tiếng về 26ha rừng ngập mặn được trồng từ 25 năm nay để chắn sóng, giờ chỉ còn trơ gốc. Tại các đảo ở Quảng Bình, chim chóc không còn, những xác chim tan rữa trên đảo. Thậm chí, người ta không còn dám xuống kiểm tra xem những loại rong biển, san hô có còn tồn tại được không.

Nhưng, người dân biết một điều: nước biển đã và đang chứa một lượng hóa chất cực độc có thể giết người. Người dân lo tích trữ muối ăn, cả hệ thống du lịch biển mùa hè đang có nguy cơ tê liệt, các chợ hải sản biển vắng teo vì không ai dám mang sinh mệnh của mình để đùa với các “bí mật nhà nước”.

Không chỉ có thế, ngoài các sinh vật biển, con người cũng đã mất mạng vì nhiễm độc từ biển, điều “xưa nay hiếm”. Người ta có thể chết vì ngộ độc khí ở đồng bằng, bị nhiễm độc từ rừng, từ nhiều nơi khác, nhưng ở biển, bị nhiễm độc thì hầu như rất ít xảy ra ở Việt Nam. Nhưng điều đó đã xảy ra rất cụ thể và hết sức nguy hiểm.
cavoichet

moitruong 2Cá voi chết bất thường dạt vào bãi biển ở Huế. Ảnh: NLDO

Những công nhân lặn biển ở Formosa đã chết và đang điều trị ở các bệnh viện đã cho biết họ nhiễm kim loại nặng từ biển. Ngay tại Formosa, ngày 15/4/2016 hàng chục công nhân đã bị nhiễm độc và ngộ độc khi ăn ở nhà bếp chung của Formosa. 29 người nhập viện, hàng chục người khác có dấu hiệu nhiễm độc. Điều lạ ở đây, là quá trình nhiễm độc, ngộ độc của họ đã diễn ra từ từ chứ không đồng loạt như những nơi bị ngộ độc thực phẩm khác. Điều đó cho người ta khả năng nghi ngờ là những chất độc từ sản vật biển đã nhiễm ở các mức độ nguy hiểm khác nhau và phát huy tác dụng từ từ.

Với tình trang chất độc đưa vào cơ thể như không và dần dần phát huy tác dụng của nó, thì con người, sức khỏe giống nòi Việt Nam rồi sẽ ra sao? Chưa ai đặt vấn đề đó ra với những kẻ đang hủy hoại đầu độc môi trường sống của Việt Nam.

Với một đất nước có 3.200 km bờ biển, số lượng ngư dân và người dân phụ thuộc vào môi trường biển là quá lớn. Cách đây 3 năm, ngày 7/6/2013, tại Diễn đàn Kinh tế Biển diễn ra tại Hà Tĩnh, ông Chu Phạm Ngọc Hiển -Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, mục tiêu của Việt Nam đến 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp 53-55% GDP.

Khi đó, Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh còn tự hào Hà Tĩnh có Formosa. Ông cho biết, tỉnh này có bờ biển dài 137km, gồm 3 đảo nhỏ với 4 cảng thương mại và cảng cá. Mặt khác, Hà Tĩnh có ngư trường rộng, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, nhân dân có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tiềm năng phát triển du lịch dồi dào trong đó có du lịch biển… Toàn những viễn cảnh như mơ. Nhưng những ngày qua, không thấy mặt ông ta và chẳng thấy ông ta nói gì nữa.

Vậy thì nền kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu? Đất nước này rồi sẽ ra sao? Đời sống người dân bần cùng hóa đến mức nào?

Ai chịu trách nhiêm? Họp kín? Thái độ của một nhà nước

Một tháng, với cả một bộ máy nhà nước, đảng, đoàn, mặt trận, các hội con nuôi của đảng như Mặt Trận, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ… mà cả bộ máy dân phải nuôi phình to bằng ba, bằng bốn bộ máy của láng giềng với số dân tương đồng, họ đang ở đâu? Tất cả đều im lặng và lẩn tránh trách nhiệm của mình.

Họ vẫn tiêu tiền dân đều đều vào xe công, vào nhà công vụ, vào việc đi nước ngoài học tập, vào những cuộc thăm viếng đón tiếp ngoại bang xâm lược. Trong tháng 4 này, bộ máy đó đã tiêu bao nhiêu tiền dân? Chưa ai trả lời được, nhưng chắc chắn một điều: tháng 4 này, họ đã tiêu tốn hơn 1.000 tỷ đồng cho riêng xe công để phục vụ họ.
dangngocsonn

moitruong 3Phó Chủ tịch Đặng Ngọc Sơn đã xúi dân xuống tắm biển và ăn cá nhiễm độc.

Một quan chức Hà Tĩnh với chức danh Phó Chủ tịch Tỉnh là Đặng Ngọc Sơn đã xúi dân xuống tắm biển và ăn cá nhiễm độc. Điều này khiến dư luận bất bình dậy sóng và ông ta “tàng hình”. Nói như một vị tiến sĩ – nhà khoa học, ông Phó chủ tịch Tỉnh này “thiếu kỹ năng sống và không có kiến thức khoa học” .Thế mà ông ta lại là viên quan đầu tỉnh. Vậy thì hệ thống cán bộ sẽ ra sao?

Một viên chức Quảng Bình, khi được hỏi về việc chim đồng loạt chết, đã tỉnh bơ: Chim chết không liên quan gì đến chúng tôi. Bó tay với quan chức nhà nước Cộng sản luôn tự hào là đầy tớ nhân dân!

Không chỉ với những quan chức đông nhan nhản như chính quyền địa phương đã được coi là “tàng hình”, cả bộ máy Bộ Chính trị cũng như 4 cái chân gọi là tứ trụ mà người ta vạch mặt chỉ tên hẳn hoi, chưa hé nửa lời về thảm họa này, trừ Thủ tướng kêu “xử lý nghiêm”. Người ta nhớ chưa lâu, mới đây thôi, họ đã giơ tay thề nguyền sẽ thế này, sẽ thế kia trước cả toàn dân và cả Quốc hội… cứ như thật.

Trong số đó, ông Nguyễn Phú Trọng lại còn trực tiếp đến vùng thảm họa, gặp gỡ, cười giả lả cùng nghi can gây đại họa là Formosa, rồi ra về với sự im lặng chết chóc và để lại câu khen ngợi “Hà Tĩnh đi đúng hướng”. Người dân quan sát và có quyền nghi ngờ rằng: đó có phải là một cuộc “thông cung” trong tội ác với môi trường Việt Nam ở thảm họa này?

Lúng túng che đậy sự thật

Sau gần một tháng trời, cả bộ máy ôm 24.000 cái bằng tiến sĩ đã hoàn toàn bất lực trước câu hỏi: thảm họa này do đâu? trong nước biển miền Trung hiện nay có gì? người dân nên ăn gì, dùng gì từ biển?”. Những câu hỏi đó đã không được trả lời.

moitruong 4gian lận

Người ta chờ cho đến tối 27/4/2016, 7 bộ gồm Bộ Tài nguyên – Môi trường cùng các bộ khác sau khi họp kín đã có một buổi họp báo có một không hai. Buổi họp báo nổi tiếng này đã đưa ra được một thông điệp kiểu “xin thông báo, hiện chưa có gì để thông báo, chúng tôi sẽ thông báo sau khi có điều cần thông báo, vì thế xin thông báo để những người cần được thông báo biết”.

Ở Việt Nam, cái trò họp kín đã diễn ra thường xuyên và coi như đó là quyền của đám đầy tớ một cách ngang nhiên, dù đám đầy tớ này đang lấy từ túi ông chủ tiền ăn, tiền đi xe, nhà ở và mọi thứ khác.

Người ta thấy Quốc hội phải họp kín về Biển Đông, đảng họp kín ở Hội nghị trung ương… Tất tần tật cứ như đi buôn bạc giả với nhau vậy.

Vì sao phải họp kín? Điều đơn giản để giải thích việc họp kín, là bất cứ sự gì không minh bạch đều cần che giấu trước ánh sáng.

Sự thật lộ diện

Buổi họp báo không đưa ra được thông tin gì từ người tổ chức, chỉ duy nhất đưa được một thông tin là không phải Formosa gây độc mà có thể là “thủy triều đỏ” là nguyên nhân.
Ảnh: Dân trí

moitruong 5Cuộc họp báo “Kỳ dị” Ảnh: Dân trí

Khi nghe câu nói này, cả cộng đồng mạng đã mất một trận cười còn hơn cả ngộ độc nước biển. Trên các diễn đàn mạng, người dân không còn gì để có thể biểu thị sự coi thường, khinh bỉ và thiếu tôn trọng đến thế. Những status trên diễn đàn Facebook kêu gọi yêu cầu Bộ Trưởng Tài nguyên – Môi trường từ chức, chỉ một tiếng đồng hồ sau đã có hàng ngàn người like và hàng cả ngàn lượt người chia sẻ.

Người dân không có được thông tin chính thức từ miệng quan chức Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân. Nhưng họ đã biết điều gì đằng sau thái độ hoảng hốt khi một phóng viên hỏi về độc tố kim loại nặng gây cá chết ở biển hiện nay: “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước”.
thuytrieudo


Tổn hại cho đất nước? Với ông này, nói lên sự thật là tổn hại cho đất nước? Không. Hoàn toàn không. Ông ta sợ nói ra sự thật chỉ có hại cho cái đảng của ông ta, “người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” (sic).

moitruong 6Thủy triều đỏ ở Việt Nam. Hình minh họa.

Còn khi đất nước đã tan hoang, bị đầu độc, thì nói lên sự thật là một đòi buộc, và điều đó chỉ làm cho đất nước tốt hơn thôi.

Người dân không tin là ông ta và các quan chức không biết nguyên nhân. Bởi người dân có mù, thì họ cũng biết biển không thể có chuyện tự nhiên bị đầu độc, và họ cũng đã biết nơi chốn, nguyên nhân và thủ phạm rõ ràng. Cái mà ông cho là “thủy triều đỏ” được cộng đồng mạng chỉ rõ, đó là làn sóng thủy triều cộng sản chủ nghĩa đang luôn tạo những con sóng đỏ hủy diệt trên đất nước này từ nhiều thập niên qua.

Câu đổ lỗi của ông, chỉ nhằm che giấu những thủ phạm đã đầu độc không chỉ môi trường tự nhiên của đất nước này, mà là cả môi trường sống của xã hội, trong đó có đủ mọi mặt cuộc sống từ giáo dục, y tế, đạo đức, kinh tế, xã hội.

Đó là con sóng đỏ của tư duy vô thần cộng sản lấy vật chất quyết định ý thức con người và coi việc chiếm giữ quyền bính phục vụ lợi ích của phe nhóm mình là tối thượng, bỏ mặc đất nước, dân tộc và dân sinh.

Hà Nội, ngày 29/4/2016.

Những ngày người Cộng sản mừng “chiến thắng miền Nam” và thảm họa môi trường.


Switch mode views: