Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Báo chí Việt Nam đã được tham dự cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội

quochoi4 Hanoi


Toàn cảnh phiên khai mạc phiên họp mùa xuân của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội ngày 20/05/2013.
REUTERS/Kham


Theo tin từ báo chí trong nước hôm nay 09/06/2013, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngày mai, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh.

Báo chí sẽ được tham gia ngay từ đầu. Đây có thể xem là một nhượng bộ đáng kể vì trước đây các phóng viên không được tham dự.

Các báo Việt Nam đưa tin, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông báo ngày mai 10/6 Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Báo chí sẽ được tham gia ngay từ đầu, có nghĩa là từ lúc các đại biểu bỏ phiếu cho đến lúc công bố kết quả số phiếu theo từng chức danh. Kết quả được công bố theo ba mức độ : tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Trong số các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội có : Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, Thủ tướng và các thành viên chính phủ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên thường vụ, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Chánh án Tòa án Tối cao.

Do Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng kiểm toán Nhà nước vừa được Quốc hội phê chuẩn nên không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho hai chức danh này.

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này được tiến hành theo Nghị quyết 35 của Quốc hội Việt Nam.

Những người có quá nửa tổng số các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đánh giá tín nhiệm thấp có thể xin từ chức.

 Đây là lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, và việc này sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Dư luận đang rất chờ đợi sự kiện này. Đặc biệt là trong bối cảnh trước đó vào ngày 23/05/2013, báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là các phương tiện truyền thông không được tham dự các phiên họp Quốc hội.

Cả các phiên thảo luận và bỏ phiếu miễn nhiệm, bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính và Tổng kiếm toán Nhà nước, cũng như phiên họp để nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, báo chí đều không được tham dự.

 RFI đã có bài phỏng vấn về sự kiện này vào ngày 27/05/2013 (Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai ?) .

Quyết định để báo chí tham dự các phiên họp bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội có thể xem là một nhượng bộ trước các đòi hỏi dân chủ hiện nay tại Việt Nam.

Switch mode views: