Ủy Ban Châu Âu đệ trình hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam
- Thứ Năm, 18 tháng Mười năm 2018 20:53
- Tác Giả: Thanh Phương
© Morganimation Fotolia.com
Theo hãng tin Reuters, hôm qua, 17/10/2018, Ủy Ban Châu Âu thông qua việc đệ trình Hiệp định Tự do Mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam ( EVFTA ), với hy vọng là hiệp định này sẽ sớm được chính thức ký kết và phê chuẩn, để có thể đưa vào thực thi.
Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam dự trù xóa bỏ 99% thuế quan trên hàng hóa giữa hai bên và như vậy sẽ thúc đẩy hơn nữa trao đổi mậu dịch giữa hai bên, hiện nay là khoảng 50 tỷ euro mỗi năm.
Cụ thể, Ủy Ban Châu Âu sẽ đệ trình hiệp định EVFTA lên Hội Đồng Châu Âu, đề nghị Hội Đồng chấp thuận cho chính thức ký kết dự kiến vào cuối năm 2018.
Sau đó, hiệp định này sẽ được trình lên Nghị Viện Châu Âu, dự kiến vào đầu năm 2019.
Nếu được phê chuẩn, hiệp định EVFTA sẽ được đưa vào thực thi.
Ủy Ban Châu Âu hôm qua cũng đã đề nghị một lịch trình tương tự để ký kết Hiêp định Bảo hộ Đầu tư Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam ( IPA ).
Trong bản thông cáo, Ủy Ban Châu Âu nhấn mạnh Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam cũng đã đồng ý về một thỏa thuận nhằm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm những cam kết, đối thoại thường xuyên và khả năng thi hành các biện pháp trừng phạt, trong trường hợp có những vi phạm nhân quyền, kể cả biện pháp đình chỉ thực hiện hiệp định tự do mậu dịch.
Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua tại Bruxelles, Ủy viên Thương mại châu Âu Cecilia Malmstrom khẳng định :
« Có những vấn đề trầm trọng về nhân quyền ở Việt Nam. Không ai có thể bác bỏ điều đó và hiệp định tự do mậu dịch dĩ nhiên không thể nhanh chóng biến Việt Nam thành một quốc gia dân chủ hoàn toàn ».
Nhưng theo bà Malmstrom, hiệp định sẽ giúp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam.
Vấn đề là theo hãng tin Reuters, không chắc là các nghị sĩ châu Âu có đủ thời gian để tổ chức thảo luận và biểu quyết phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam trước khi diễn ra bầu cử Nghị Viện Châu Âu tháng 05/2019.
Đây là hiệp định tự do mậu dịch đầu tiên mà Liên Hiệp Châu Âu ký với một nước đang phát triển ở châu Á.
Ngày mai, Liên Hiệp Châu Âu sẽ ký một hiệp định tự do mậu dịch với Singapore, một thành viên khác của ASEAN, và Bruxelles hiện cũng đang thương lượng một hiệp định tương tự với Indonesia.
Tin mới
- Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại vào quý 3/2018 - 19/10/2018 16:30
- Pháp: Bất bình đẳng chăm sóc y tế giữa nông thôn và thành thị - 19/10/2018 15:34
- Việt Nam sẽ phê chuẩn hiệp định CPTPP vào tháng 11 - 19/10/2018 15:22
- Số tai nạn giao thông ở các tiểu bang cho hút cần sa tăng cao - 19/10/2018 01:08
- Blogger Mẹ Nấm đến Mỹ và tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh - 19/10/2018 00:56
- Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu: Nhiều cơ hội mà cũng đầy thách thức - 18/10/2018 23:08
- Biển Đông: Nội dung chính cuộc gặp bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ -Trung - 18/10/2018 22:53
- Chuyên gia Pháp : Đối với Matxcơva, xung đột là không thể tránh khỏi - 18/10/2018 21:47
- Nhiều doanh nghiệp tẩy chay hội nghị kinh tế ở Ả Rập Xê Út - 18/10/2018 21:08
- Syria : "Nhiệm vụ cuối cùng" của đặc phái viên LHQ - 18/10/2018 21:01
Các tin khác
- TT Trump dọa cắt viện trợ Honduras nếu không ngăn đoàn di dân tới Mỹ - 17/10/2018 22:24
- Miến Điện : 9 thành viên Hội Đồng Bảo An đòi nghe báo cáo về Rohingya - 17/10/2018 19:08
- Giám mục Trung Quốc mời giáo hoàng sang thăm Hoa lục - 17/10/2018 18:09
- HRW : Việt Nam phải hủy bản án đối với Lê Đình Lượng - 17/10/2018 17:42
- HRW lo ngại trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh tách khỏi cha mẹ - 17/10/2018 17:21
- Nhà báo ''mất tích'' : Ả Rập Xê Út cam kết hợp tác - 17/10/2018 17:04
- Ukraina lo ngại xung khắc giữa hai hệ phái Chính Thống Giáo - 17/10/2018 16:55
- Hoa Kỳ gia tăng trừng phạt Iran - 17/10/2018 16:25
- Canada chính thức cho phép mua bán cần sa - 17/10/2018 16:18
- Tổng thống Macron : Pháp chưa thể có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng - 17/10/2018 03:34