Canada chính thức cho phép mua bán cần sa
- Thứ Tư, 17 tháng Mười năm 2018 16:18
- Tác Giả: Mai Vân
cần sa
Wikipedia
Sau một thế kỷ bị cấm đoán, việc mua bán và tiêu thụ cần sa đã trở thành hợp pháp tại Canada kể từ hôm nay, 17/10/2018, với việc một đạo luật thông qua vào tháng 6 vừa qua chính thức có hiệu lực.
Canada trở thành nước G20 đầu tiên hợp pháp hóa cần sa, và là nước thứ hai trên thế giới sau quốc gia Nam Mỹ Uruguay cách nay 5 năm.
Theo đạo luật của Canada, kể từ nay, bất cứ ai trên 18 tuổi ở xứ này đều được phép hút cần sa, mang theo người và chia sẻ tối đa là 30 gram cần sa, và trồng ở trong nhà tối đa là 4 cây cần sa để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Việc mua bán và tiêu thụ cần sa tuy nhiên phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ, không phải hút chổ nào cũng được, và cần sa chỉ được bán tại những cửa hiệu bán lẻ đặc biệt, do chính quyền quản lý hoặc những nhà sản xuất có đầy đủ giấy phép, tuyệt đối không được bán cho trẻ vị thành niên và cấm bán chung với rượu và thuốc lá.
Theo thủ tướng Canada Justin Trudeau, người thúc đẩy chủ trương hợp pháp hóa việc dùng cần sa, luật sẽ giúp ngăn chặn ma túy tới tay trẻ vị thành niên, đồng thời đánh vào tệ nạn chợ đen.
Chính phủ cũng dự trù thu thêm được hàng trăm triệu đô la tiền thuế mỗi năm nhờ việc mua bán cần sa.
Canada là nước đầu tiên trong nhóm G7 và G20 hợp pháp hóa việc dùng cần sa với mục tiêu “giải trí”, vì việc sử dụng cần sa để “chữa bệnh” đã được nhiều nước khác cho phép.
Quyết định của Canada chắc chắn sẽ được nhiều nước khác theo dõi để rút tỉa kinh nghiệm.
Tại Mỹ, hiện đã có 8 tiểu bang hợp pháp hóa việc tiêu thụ cần sa, cho dù điều này vẫn bị cấm ở cấp liên bang.
Tại châu Âu, Hà Lan là nước tiên phong trong việc cho phép cần sa, mới đây đến lượt Anh và Đức.
Riêng tại Pháp, việc cấm cần sa, ban hành từ năm 1970 vẫn được duy trì, cho dù, theo số liệu của tổ chức Đài Quan Sát Pháp về Ma Túy và Người Nghiện Ma Túy OFDT (Observatoire français des drogues et des toxicomanies), thì với 1,4 triệu người hút thường xuyên, Pháp là một trong những thị trường tiêu thụ cần sa lớn nhất châu Âu.
Tin mới
- Syria : "Nhiệm vụ cuối cùng" của đặc phái viên LHQ - 18/10/2018 21:01
- Ủy Ban Châu Âu đệ trình hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam - 18/10/2018 20:53
- TT Trump dọa cắt viện trợ Honduras nếu không ngăn đoàn di dân tới Mỹ - 17/10/2018 22:24
- Miến Điện : 9 thành viên Hội Đồng Bảo An đòi nghe báo cáo về Rohingya - 17/10/2018 19:08
- Giám mục Trung Quốc mời giáo hoàng sang thăm Hoa lục - 17/10/2018 18:09
- HRW : Việt Nam phải hủy bản án đối với Lê Đình Lượng - 17/10/2018 17:42
- HRW lo ngại trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh tách khỏi cha mẹ - 17/10/2018 17:21
- Nhà báo ''mất tích'' : Ả Rập Xê Út cam kết hợp tác - 17/10/2018 17:04
- Ukraina lo ngại xung khắc giữa hai hệ phái Chính Thống Giáo - 17/10/2018 16:55
- Hoa Kỳ gia tăng trừng phạt Iran - 17/10/2018 16:25
Các tin khác
- Tổng thống Macron : Pháp chưa thể có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng - 17/10/2018 03:34
- Mỹ-Triều : Bình Nhưỡng tố cáo « quỷ kế » của Washington - 17/10/2018 02:49
- Miến Điện : Nhiều trang Facebook của quân đội mang thông điệp thù hận bị đóng - 17/10/2018 02:29
- Pháp: cải tổ nội các sâu rộng sau hai tuần bế tắc - 16/10/2018 18:45
- Giáo hội Chính thống giáo rạn nứt từ những hiềm khích chính trị - 16/10/2018 15:56
- Vụ nhà báo mất tích : Nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út khám soát tòa lãnh sự của Riyad - 16/10/2018 14:26
- Công nhận Jerusalem : thủ tướng Úc trấn an trước áp lực - 16/10/2018 14:04
- Paul Allen, nhà đồng sáng lập hãng Microsoft qua đời - 16/10/2018 13:44
- TT Hàn Quốc cố thuyết phục Paris "nương tay" với Bình Nhưỡng - 15/10/2018 19:06
- Pháp: Chìa khóa giúp tháo gỡ cô lập ngoại giao cho Bình Nhưỡng? - 15/10/2018 18:54