Hội nhập quốc tế : Bắc Triều Tiên theo « chiến lược kiểu Trung Quốc » ?
- Thứ Sáu, 22 tháng Sáu năm 2018 22:41
- Tác Giả: Minh Anh
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đi thăm một cơ sở sản xuất trong chuyến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh do KCNA công bố ngày 20/06/2018
KCNA via REUTERS
Bắc Triều Tiên dường như đang đi theo con đường mà Trung Quốc cộng sản đã thực hiện để hội nhập với thế giới sau cuộc gặp giữa Mao Trạch Đông và Nixon năm 1972. Nếu đúng như vậy, thế giới chỉ có thể trông đợi vào việc Bắc Triều Tiên tự do hóa nền kinh tế chứ không thay đổi bản chất chế độ.
Theo phân tích của ông Philippe Fabry, nhà nghiên cứu về lịch sử luật trên nhật báo Le Figaro, hành trình đi đến hòa giải với Seoul và Washington của Bình Nhưỡng cho thấy có gì đó rất giống với chiến lược mà Bắc Kinh đã thực hiện trong quá khứ.
Năm 1949, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời và nằm trong khối cộng sản. Việc Trung Quốc can thiệp quân sự vào cuộc chiến tranh Triều Tiên đã đẩy mối căng thẳng với Hoa Kỳ lên đến cực điểm.
Rồi việc sở hữu bom nguyên tử vào năm 1964 cho phép Trung Quốc có thể sánh vai cùng với 4 cường quốc hạt nhân khác trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Nhưng cũng từ những năm 1950, quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô ngày càng xấu đi. Đây là cơ hội để tổng thống Mỹ Nixon và ngoại trưởng Kissinger khai thác rạn nứt trong khối cộng sản.
Đương nhiên, Mao Trạch Đông, vốn bị cô lập trên trường quốc tế đã không bỏ qua dịp may.
Cuộc gặp lịch sử Mao Trạch Đông - Nixon đã diễn ra năm 1972, đưa Trung Quốc cộng sản hội nhập trật tự thế giới.
Mao Trạch Đông qua đời, Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền năm 1976 đưa Trung Quốc đi theo mô hình « kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa », đánh dấu sự hồi sinh của nền kinh tế Trung Quốc, và ngày nay đã trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Hoa Kỳ.
Đồng thời, trong cùng giai đoạn đó, bản chất chế độ chuyên chính - độc tài và cảnh sát trị không hề thay đổi.
Nhìn lại hành trình đã đi qua của Trung Quốc và những gì đang diễn ra với Bắc Triều Tiên, người ta có thể dễ dàng nhận thấy là chiến lược có suy tính của Bình Nhưỡng được lấy cảm hứng từ sự năng động trong quá khứ của Bắc Kinh.
Trên bình diện kinh tế, Kim Jong Un tiến hành nhiều chương trình cải cách đi theo hướng nền kinh tế thị trường : bãi bỏ nông trường tập thể, tái phân bổ đất canh tác, cho phép lãnh đạo nhà máy được quyền bán sản phẩm dư thừa, giảm nhẹ thủ tục hành chính và gần như đình chỉ việc cấm đoán buôn bán tự do.
Kim Jong Un, đời lãnh đạo thứ ba của Bắc Triều Tiên, từng đi du học tại Thụy Sĩ đã ý thức được rằng sự yếu kém về kinh tế, lạc hậu về công nghệ, sẽ đe dọa sự sinh tồn của chế độ.
Thấu hiểu được bài học kinh nghiệm từ Liên Xô, Kim Jong Un nhận thấy rằng với mô hình Trung Quốc, chế độ cộng sản vẫn có thể điều khiển cải cách mà không bị tan rã. Với nhận thức này, Kim Jong Un đã tìm được ba điều kiện :
Trước tiên là phải có vũ khí nguyên tử, nhưng chưa đủ.
Thứ hai, không thay đổi bản chất và từ bỏ ý thức hệ của chế độ cộng sản.
Điều kiện thứ ba, phải tiếp cận với thế giới bên ngoài và hội nhập quốc tế thông qua cường quốc Mỹ.
Kim Jong Un dường như muốn thực hiện những gì mà chế độ cộng sản Trung Quốc đã từng làm một cách mò mẫm và theo kinh nghiệm, để tránh bị sụp đổ như bao chế độ cộng sản khác ở Liên Xô và Đông Âu, đồng thời củng cố hơn nữa quyền lực của mình.
Và trong bối cảnh hiện nay, lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên đã tìm được một đối tác lý tưởng : Donald Trump, người mà ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống đã tỏ ra rất cứng rắn với Kim, rồi trở thành đối thủ trong một cuộc gặp thượng đỉnh ầm ĩ nhưng cũng là người rất thích « mặc cả ».
Giờ phải chờ xem Trung Quốc sẽ nghĩ gĩ về tất cả những việc đó, và liệu Bắc Kinh có cảm thấy khó chịu hay không về mối quan hệ mới giữa Mỹ-Bắc Triều Tiên, giống như là Liên Xô đã từng thể hiện về cuộc gặp giữa Nixon và Mao Trạch Đông.
Tin mới
- Nhiều tổ chức nhân quyền tố cáo chính quyền Thái Lan "quân sự hóa xã hội" - 23/06/2018 19:17
- Hy Lạp thở phào nhẹ nhõm chấm dứt khủng hoảng nợ - 23/06/2018 19:07
- Thủ tướng Pháp thăm Trung Quốc - 23/06/2018 19:01
- Vật giá leo thang, trước ngày bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - 23/06/2018 18:36
- Mỹ - Nhập cư : Donald Trump phản công - 23/06/2018 18:28
- Quốc tế phản đối quân đội Syria tấn công phe nổi dậy ở vùng đình chiến - 23/06/2018 18:09
- Trung Quốc sẵn sàng giảm nhẹ trừng phạt Bắc Triều Tiên - 23/06/2018 14:32
- Bao giờ Trung Quốc thắng giải World Cup? - 23/06/2018 00:03
- Báo Nga: Xung đột Trung-Việt 2.000 năm đều bắt đầu từ Trung Quốc và luôn luôn kết thúc trong thất bại - 22/06/2018 23:24
- Mỹ có 40 triệu người nghèo, cao nhất trong các quốc gia phát triển - 22/06/2018 23:00
Các tin khác
- Mỹ đánh thuế nhập khẩu : Các biện pháp trả đũa của châu Âu bắt đầu có hiệu lực - 22/06/2018 22:01
- Châu Âu công nhận khủng hoảng nợ Hy Lạp chấm dứt - 22/06/2018 21:53
- Quốc Hội Mỹ bỏ phiếu dự luật di dân - 22/06/2018 21:46
- Nicaragua : Giáo hội Công giáo thăm thành phố « phản kháng » chính quyền - 22/06/2018 21:28
- World Cup : Achentina ê chề, Brazil báo động đỏ - 22/06/2018 14:25
- Bình Nhưỡng - Bắc Kinh thỏa thuận thắt chặt hợp tác « chiến lược và chiến thuật » - 22/06/2018 14:17
- Đàm phán với Mỹ, Bắc Triều Tiên không quên Trung Quốc - 22/06/2018 14:10
- Trung Quốc : Ẩn sau chiến tranh thương mại là cuộc chiến về tiêu chuẩn - 22/06/2018 05:20
- World Cup 2018 và những tính toán chính trị của Putin - 22/06/2018 04:59
- World Cup 2018 : Pháp thận trọng cao độ trước Peru - 22/06/2018 04:44