Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bình Nhưỡng - Bắc Kinh thỏa thuận thắt chặt hợp tác « chiến lược và chiến thuật »

northkorea-usa-china 2

Chủ tịch trung Quốc Tập Cận Bình (T) bắt tay lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, ngày 20/06/2018 tại Bắc Kinh.
KCNA via REUTERS

Sau thượng đỉnh Trump - Kim, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã tới thăm Bắc Kinh 2 ngày từ 19-20/06.
Mục đích của chuyến công du nhằm thông báo với chủ tịch Trung Quốc về cuộc gặp tại Singapore với tổng thống Mỹ.

Hôm qua, Tập Cận Bình và Kim Jong Un đã thảo luận về các biện pháp củng cố mối quan hệ « chiến lược và chiến thuật » giữa hai nước, theo thông tấn xã Bắc Triều Tiên KCNA.
Hợp tác kinh tế cũng là mối quan tâm của lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong chuyến công du Trung Quốc lần thứ 3 này.

Thông tín viên RFI tại Thượng Hải Simon Leplâtre cho biết :

Một tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh Singapore, chủ đề chính của chuyến viếng thăm lần này hiển nhiên là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Kim Jong Un thăm Trung Quốc lần thứ 3 trong vòng 3 tháng, một dấu hiệu cho thấy dù Bắc Kinh không xuất hiện ở mặt tiền sân khấu gần đây, người Trung Quốc vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đối với số phận của bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc là đồng minh chủ chốt, đồng thời là đối tác kinh tế quan trọng duy nhất của Bình Nhưỡng.
Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ đều mong muốn thấy một Bắc Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân.

Tại Bắc Kinh, ông Kim đã nhắc đến « viễn cảnh phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên ».
Trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi « cụ thể hóa thỏa thuận Singapore ».

Nhân chuyến đi Bắc Kinh lần này, Kim Jong Un đã tới thăm khu sáng chế khoa học nông nghiệp và một trung tâm kiểm soát tàu điện ngầm của Bắc Kinh.
Đây là dấu hiệu chứng tỏ Bắc Triều Tiên hy vọng nhanh chóng được giải tỏa cấm vận quốc tế và đang tính đến chuyện phát triển kinh tế.

 Có thể Bắc Triều Tiên sẽ học hỏi mô hình cải cách được triển khai cách đây bốn chục năm ở Trung Quốc và đã giúp nước này trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới như ngày hôm nay.

Switch mode views: