Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bắc Kinh : IMF đánh giá sai tình hình kinh tế Trung Quốc

Kinhte china


Thứ trưởng Tài chính Chu Quang Diệu (T) trong buổi họp giữa Ngân hàng Thế giới với Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Washington, ngày 13/04/2014.
REUTERS/Joshua Roberts


Ngày 12/04/2014 Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc, Chu Quang Diệu chỉ trích Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) thiếu tính chuyên nghiệp khi đánh giá về tình hình kinh tế và tài chính nước này.

 Trong tuần IMF cảnh cáo Bắc Kinh trước nguy cơ kinh tế Trung Quốc « hạ cánh nặng nề » và kèm theo đó là những hậu quả tai hại.

Đang có mặt tại Washington để tham dự các cuộc họp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) và cuộc họp cấp bộ truởng nhóm G20, ông Chu Quang Diệu đã phản đối báo cáo của IMF về viễn cảnh tăng trưởng của Trung Quốc, về rủi ro nợ xấu đe dọa nền kinh tế thứ hai trên thế giới.

Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc bất đồng với những phương pháp làm việc của IMF và cho rằng đã tới lúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế cần phải « căn cứ vào các số liệu thực sự và thực tế để phản ánh trung thực » tình hình kinh tế tại một quốc gia.

Phản ứng nói trên của quan chức Trung Quốc này được ghi nhận sau khi bà Christine Lagarde, giám đốc IMF hôm 10/04/2014 kêu gọi Bắc Kinh tự do hóa thị trường tài chính, chấn chỉnh ngành ngân hàng và nhất là đề cao cảnh giác trước nguy cơ khủng hoảng nợ xấu và hệ thống tài chính không chính thức bị sụp đổ.

Phía Bắc Kinh giải thích là chủ tịch Tập Cận Bình ý thức được tất cả những mối đe dọa tiềm tàng đó và Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra nhiều biện pháp cải tổ.

Bất đồng trong nhóm G20

Vẫn tại Washington, các Bộ trưởng Kinh tế của nhóm G20 đã ra về mà không tìm được đồng thuận về chiến lược tăng trưởng và kế hoạch cải tổ IMF.

Trong thông cáo kết thúc kỳ họp, các bên nhắc lại quyết tâm đẩy mạnh tăng trưởng trong 5 năm tới. Nhưng nhóm G20 bất đồng về giải pháp để đem lại sự tăng trưởng đó.

Úc, Anh và Đức thì chủ trương kích cung để đem lại thịnh vượng kinh tế cho thế giới.
Trong khi đó thì Brazil lại chú trọng vào mục tiêu kích cầu, cải thiện mãi lực của các tầng lớp trung lưu để tạo đà cho kinh tế đi lên.

Riêng Hoa Kỳ bị chỉ trích gây trở ngại trong tiến trình cải tổ Quỹ Tiền tệ Quốc tế - nâng mức đóng góp cho định chế tài chính đa quốc gia này - đặc biệt là vào lúc cộng đồng quốc tế thúc giục IMF hỗ trợ tài chính cho Ukraina.

BCE cảnh cáo nguy cơ giảm phát

Cũng tại Washington thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (BCE) ông Mario Draghi vào hôm qua đã gián tiếp tiết lộ là định chế tài chính Châu Âu này sẵn sàng can thiệp để làm giảm giá đồng euro so với đô la Mỹ.

Giải pháp này càng thích hợp vào thời điểm mà khối sử dụng đồng tiền chung Châu Âu bị đe dọa giảm phát.

Nếu BCE thực sự áp dụng chính sách này thì đây là một sự kiện hiếm thấy bởi vì từ trước tới nay, Ngân hàng Trung ương Châu Âu luôn chủ trương giữ lãi suất ngân hàng ở một mức tương đối cao vì muốn tránh lạm phát bằng mọi giá.


Switch mode views: