Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bà Suu Kyi kêu gọi gửi quân tăng viện để tái vãn trật tự ở Tây Miến điện

doilap- mien  AungSan- SuuKyi

 

Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi

 

Thủ lãnh đối lập Miến điện, Bà Aung San Suu Kyi đã lên tiếng kêu gọi hãy gửi thêm quân tới Tây Miến điện để giúp chấm dứt tình trạng bất ổn tại đây.

Tin của Pháp Tấn xã và Hãng tin AP loan đi hôm 8 tháng 11 tường trình rằng bà Suu Kyi kêu gọi chính phủ hãy gửi quân tăng viện tới bang Rakhine ở Tây Miến điện, nơi đang diễn ra các vụ bạo động giữa những người theo Phật giáo đa số và Hồi giáo Rohingya, đã làm thiệt mạng ít nhất 180 người và buộc 110.000 người phải dời cư, tính từ hồi tháng 6 năm nay.

Bà Suu Kyi, Khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình, trước đây đã bị chỉ trích vì bà đã không lên án cách đối xử đối với người Hồi giáo Rohingya.

Trong một tuyên bố đưa ra cùng các nhà lập pháp thuộc các nhóm thiểu số hôm thứ Tư, bà Suu Kyi nói:

“Tất cả mọi người đều có trách nhiệm phải tôn trọng nhân quyền, không phân biệt giữa đa số và thiểu số, sắc tộc hay tôn giáo.”

Nhân vật được coi như một vị anh thư đấu tranh cho dân chủ nói rằng các lực lượng an ninh phải được điều tới để mang lại “hòa bình, ổn định và pháp quyền” lại cho bang Rakhine, nơi mà các cuộc giao tranh giữa người sắc tộc Rakhine và các tín đồ Hồi giáo Rohingya đã làm thiệt mạng hàng chục người trong tháng qua.

Pháp Tấn Xã nói rằng tình trạng bất ổn tại bang này được coi là do tình trạng pháp lý không rõ rệt của người Hồi giáo Rohingya ở Miến điện, nơi chính quyền và nhiều người Miến điện coi họ là những di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.

Trong bối cảnh có khoảng 800.000 người Rohingya thuộc thành phần bị coi là “vô tổ quốc ”tại bang Rakhine, chính phủ cải cách Miến điện đang bị quốc tế áp lực phải trao cho họ một quy chế pháp lý, kèm theo lời cảnh cáo rằng cuộc tranh chấp có thể đe dọa tiến trình chuyển tiếp sang dân chủ của Miến điện.

Hãng tin AP nói chỉ nội trong tháng qua, đã có 90 người bị giết chết và hơn 30.000 người lâm vào cảnh vô gia cư.

Vẫn theo nguồn tin này thì hồi tháng 6, số tử vong cũng tương tự, và 75.000 người lâm vào cảnh vô gia cư.

Hãng tin AP nói rằng một số ủng hộ viên của bà Suu Kyi ở nước ngoài cũng bày tỏ thất vọng về chuyện bà đã không đưa ra một lập trường lên án chính sách kỳ thị đối với người Hồi giáo Rohingya, thành phần chịu nhiều tổn thất về sinh mạng và mất mát nhất trong vụ bạo động mới nhất.

Hoa Kỳ coi người Rohingya là một trong các nhóm thiểu số bị đàn áp dữ dội nhất trên thế giới.

Switch mode views: