Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 06-11-2012

phap baucumy


Reuters

 

Hôm nay, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống với hai ứng cử viên Barack Obama thuộc Đảng Dân Chủ và ông Mitt Romney của Đảng Cộng Hòa.

Báo Pháp hôm nay khá tập trung về chủ đề này. Nhật báo Le Monde dành bài xã luận trên trang nhất so sánh giữa hai ông Obamma và Romney.

Tác giả nhận định tổng quát về đường lối của hai ứng viên tổng thống Mỹ trong đợt bầu cử lần này. Bàn về đương kim tổng thống Obama, tác giả cho rằng, kinh tế nước Mỹ đang trên đà phục hồi và tái cân đối, dù rằng với tốc độ chậm, và tổng thống Obama đã tỏ ra là « một người quản lý thận trọng » dẫn đến sự « khỏi bệnh dần dần » này.

Trên đà phục hồi dần dần đó, cho nhiệm kỳ hai, tổng thống Obama đã không đưa ra những lời hứa to tát như hồi năm 2008, mà chủ yếu là vào việc đưa nước Mỹ vượt qua giai đoạn « dưỡng bệnh đó ».

Tác giả cho rằng, bởi thế khẩu hiệu ông đưa ra lần này không mang tính chất huy động cao bằng lần trước, và lần này ông tranh cử trong thế tự vệ tức chủ yếu là phản bác lại những tấn công của ứng cử viên Mitt Romney.

Tác giả tóm lược nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama như sau : không nhanh nhưng chắc chắn. Tác giả cho rằng, tổng thống Obama chủ trương chính sách can thiệp của nhà nước vào thị trường, nhưng can thiệp một cách có tiết độ. Còn trên hồ sơ xã hội, ông đã cho thông qua luật bảo hiểm y tế có lợi cho những người thuộc thành phần nghèo khổ nhất nước Mỹ.

Tác giả đánh giá cao hành động này vì cho rằng nó góp phần hạn chế bất bình đẳng trong một nướcMỹ có cấu trúc xã hội bất bình đẳng ngang bằng với các nước thế giới thứ ba. Còn về kinh tế, tác giả nhận định, ông Obama đã tiến hành một chính sách phục hồi tránh cho nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn.

Trên phương diện ngoại giao, tác giả cho rằng, tổng thống Obama cũng tỏ ra không vội vàng hấp tấp. Ông đã khép lại hồ sơ Irak và chuẩn bị việc đó đối với Aghanistan. Ông đã tỏ ra không khoan nhượng với khủng bố, nhất là đã lập đại công hạ sát Ben Laden trả thù cho nước Mỹ.

Ông đã tỏ ra cởi mở trên hồ sơ mùa xuân Ả Rập. Ông đã tỏ ra bình tĩnh trong quan hệ với Trung Qu ốc và Nga. Tác giả nhận định : « đó là hành động của một người có đầu óc thực tế».

Ẩn số Mitt Romney

Đối với ứng viên Mitt Romney, tác giả cho rằng, hoàn toàn trái ngược với tổng thống Obama, ông Romney không tán đồng chính sách can thiệp của chính phủ trong kinh tế. Tác giả cho rằng, về điểm này, ứng viên Đảng Cộng Hòa Romney đã không rút được bài học kinh nghiệm gì từ cuộc khủng hoảng 2008, một cuộc khủng hoảng đến từ sự tự tung tự tác của giới tài chính.  Ông Romey hứa sẽ giảm thuế, tự do hóa toàn diện, tăng đáng kể ngân sách quốc phòng.

Tác giả cho rằng, đây là một lập trường mang tính thụt lùi, là một kiểu « sao y bản chính » của Ronald Reagan hồi những năm 1980. Tác giả mỉa mai : « Ông Romney đã nhầm thế kỷ ».

Dù vậy, ứng viên Romney hứa hẹn quá sôi nổi, một điều mà tác giả cho là cũng có ích, vì có thể mang đến một tia hy vọng cho một nước Mỹ vốn đang rất bi quan. Còn trên hồ sơ ngoại giao, tác giả cho rằng ứng viên Romney tỏ ra «hoa ngôn xảo ngữ » khi cam kết đưa nước Mỹ trở lại vị trí thống trị thế giới.

Tác giả nhấn mạnh : đó là hình ảnh một Mitt Romney đồng điệu với phe bảo thủ nhất trong Đảng Cộng Hòa.

Ngoài Mitt Romney đó, tác giả cho rằng còn có thêm một Mitt Romney khác nữa, một Mitt Romney xuất hiện ở giai đoạn cuối của cuộc tranh cử với lập trường tỏ ra ôn hòa hơn, với mục đích là thu hút bộ phận cử tri độc lập.

Với hai Mitt Romney trong một kỳ tranh cử như vậy, tác giả đặt câu hỏi : Liệu phải tin Mitt Romney nào đây ? Mitt Romney khoe khoang hồi mùa hè hay Mitt Romney ôn hòa của mùa thu ?

Tác giả kết luận : thế giới đang cần một tổng thống Mỹ tỏ ra bền bỉ hơn, tức theo kiểu Obama, chứ không phải một tổng thống đao to búa lớn như kiểu Romney.

Người Mỹ bầu cử trong bi quan !

Nước Mỹ tỉnh giấc sau khi bị hao mòn bởi cơn khủng hoảng , đó là nhận định của nhật báo Libération về tình cảnh nước Mỹ hiện tại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra hôm nay. Bài nhận định chạy tựa : "Obama-Romney, bầu chọn trong bực tức" .

Bài viết cho rằng, niềm hy vọng lớn lao của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử tống thống Mỹ năm 2008 giờ đây được thay bằng nỗi nghi ngờ. Tức là, nước Mỹ hôm nay bỏ phiếu bầu tổng thống là một nước Mỹ đang ngờ vực về chính bản thân mình, về mô hình phát triển, về vai trò trên thế giới và về các ứng viên Nhà Trắng lần này. Sự nghi ngờ này dẫn đến hậu quả là nước Mỹ hiện tại bị chia rẽ sâu sắc, không chỉ hạn chế trong sự khác biệt giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, giữa người giàu và người nghèo, giữa người da trắng và người da đen, giữa thành thị và nông thôn, giữa người theo đuổi lập trường tăng cường sự quản lí của nhà nước trong kinh tế và người ủng hộ sự tự do hoàn toàn của các doanh nghiệp…Mà hiện tại sự chia rẽ còn được thể hiện giữa những người còn lòng tin và những người mất lòng tin về nước Mỹ.

Một nhà phân tích nhận định : «Dù rằng người đắc cử là ai, thì người Mỹ vẫn nghi ngờ về vị tổng thống tương lai của mình trong việc có thể làm thay đổi tình hình một cách tích cực…Hiện tại, mức độ nghi ngờ là rất cao. Từ đầu những năm 2000, đa số người Mỹ đã cho rằng đất nước họ đang đi không đúng hướng. Sự nghi ngờ không chỉ được thể hiện trong chính trị mà còn cả trong tôn giáo. Một điều tra gần đây cho biết, hiện tại có đến 20% người Mỹ tuyên bố là « không tôn giáo », tức tăng 4 điểm so với năm 2008. Và đây cũng là con số kỷ lục trong tất cả các cuộc điều tra loại này ở Mỹ.

Nhìn vào tầng lớp trung lưu, từ năm 2000 đến nay, thành phần này bị tổn thương trầm trọng. Từ năm 2011, kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi, nhưng không vì thế mà niềm hy vọng hoàn toàn trở lại. Số người bi quan hiện vẫn còn cao hơn nhiều so với số người lạc quan.

Sự nghi ngờ cũng phảng phất ở các ứng cử viên Nhà Trắng. Hồi năm 2008, ứng cử viên Obama khi ấy đã mạnh miệng hứa « thay đổi thế giới ». Thế nhưng, tờ báo cho rằng, trong nhiệm kỳ 4 năm qua, tổng thống Obama vất vã lắm mà vẫn chưa kéo được bóng ma khủng hoảng ra khỏi nước Mỹ, huống hồ là làm thay đổi thế giới. Bởi thế, trong cuộc tranh cử lần này, niềm khát vọng của ông Obama đã giảm khi ông không còn hứa làm thay đổi gì nữa mà là « duy trì sự thay đổi và tiếp tục làm việc hết mình ».

Đối với ứng cử viên Romney, tờ báo nhắc lại, khi phát động chiến dịch ra tranh cử năm 2010, ông Romney đã chua chát đặt câu hỏi : Liệu chúng ta có phải là thế hệ tệ hại nhất lịch sử Hoa K ỳ hay không khi làm cho con cháu chúng ta mang nợ lút đầu ? Thế nhưng trong khẩu hiệu tranh cử hiện tại ông Romney lại nói : «Tôi tin tưởng vào nước Mỹ ».

Tờ báo nhận định, trong bối cảnh nước Mỹ đang đối mặt với hàng khối vấn đề, người Mỹ tỏ ra nghi ngờ cao độ, thì cái khẩu hiệu « Tôi tin tưởng » này chỉ là một lời cầu nguyện nhằm vực dậy tinh thần của một nước Mỹ vốn đang ngày càng mất lòng tin vào chính bản thân mình.

Trung Quốc : mâu thuẫn ý thức hệ trên chóp bu lãnh đạo

Không chỉ cuộc chuyển giao quyền lực sắp diễn ra tại Mỹ thu hút dư luận thế giới, mà nhìn về Châu Á đại hội toàn quốc lần thứ 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc trong hai ngày nữa cũng có không ít ánh mắt đổ dồn về theo dõi. Nhật báo Le Monde cũng khá chú ý đến chủ đề này với ba bài viết cho số ra ngày hôm nay, trong đó đáng chú ý nhất là bài «Điều bí ẩn của nhà cầm quyền Trung Qu ốc ».

Bài viết của ông François Godement , trưởng ban chiến lược của Viện nghiên cứu Châu Á Asia Centre, chuyên gia nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Trung Qu ốc và địa chính trị trong quan hệ quốc tế ở Châu Á.

Trước tiên, ông Godement nhấn mạnh đến khía cạnh đa dạng về tư tưởng trên chóp bu đảng Cộng sản Trung Qu ốc. Ông cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông nguyên thủy đã được thêm vào lý luận đổi mới kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Chân dung Mao Trạch Đông vẫn hiện diện ở quảng trường Thiên An Môn hay ở các công sở, thế nhưng từ năm 2007 đến nay hình ảnh của ông đã không còn tương thích với chân dung này.

Bởi vì sao ? Trước kia ông Đặng Tiểu Bình đổi mới kinh tế nhưng vẫn theo đuổi chính sách độc tài chính trị của họ Mao, trong khi đó hiện tại đã khác. Thủ tướng Ôn Gia Bảo hồi tháng 3 rồi đã lên tiếng lên án « một nguy cơ cách mạng văn hóa » khi chỉ trích ông Bạc Hy Lai.

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Qu ốc cũng không còn ngại chỉ trích thời Mao Trạch Đông. Hoàn Cầu Thời Báo thuộc Nhân Dân nhật báo của Đảng Cộng Sản Trung Qu ốc hồi ngày 6 tháng 9 rồi còn nhắc lại thời kỳ Đại Nhảy Vọt (1958-1961) và không ngại đề cập đến các nạn nhân của thời kỳ này.

Ông Godement nhận định, từ năm 2010, trong nội bộ đảng cầm quyền đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa một bên là phe có lập trường tự do hóa chính trị và cắt đứt hẳn với thời đại Mao Trạch Đông, và một bên theo đuổi lập trường lấy độc tài chính trị làm nền tảng cho sự tồn vong của đảng. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã không ít lần tuyên bố ủng hộ cải cách chính trị. Còn bí thư Quảng Đông ông Uông Dương cũng đã tiến hành quá trình tự do quá này ở địa phương ông quản lí.

Tác giả nhắc lại trường hợp của ông Ngải V ị Vị : dù rằng ông này nhiều lần lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh và bị bắt nhiều lần, nhưng cũng có lúc ông được cho về quản thúc tại gia, và khi tại gia ông lại có cơ hội đưa ra nhiều lời chỉ trích nữa. Theo tác giả, sự buông lỏng này là biểu hiện của việc bất đồng quan điểm trên chóp bu quyền lực.

Tập Cận Bình : lại là một ẩn số !

Theo tác giả, thời đại Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo đã chứng kiến sự lớn mạnh của Trung Qu ốc về kinh tế và vị thế trên trường quốc tế. Ấy thế nhưng, hai phe bảo thủ và cải cách đều than phiền về « tính do dự » và « nước đôi » của cặp đôi này.

Còn thời đại Tập Cận Bình thì sao ? Tác giả cho biết, ông Tập cũng không hề có một chương trình hành động rõ ràng hơn sơ với tiền nhiệm. Người ta biết về đời tư của ông còn nhiều hơn về tư tưởng chính trị của ông. Thế nhưng có một điều khác biệt so với người tiền nhiệm đó là : ông Hồ Cẩm Đào xuất thân từ Đoàn thanh niên Cộng Sản, tức bạch diện thư sinh, nên ít có quan hệ với phe quân đội, trong khi ông Tập Cận bình thì từng xuất thân quân đội, lại có vợ mang hàm tướng trong quân đội Trung Quốc.

Đại hội 18-bí ẩn ngổn ngang !

Tác giả đặt ra một số giả thuyết cho đại hội 18 tới đây : liệu ông Hồ Cẩm Đào có làm giống như người tiền nhiệm là ở lại thêm một thời gian trong quân ủy trung ương trong khi ông không hề thân thiện với phe quân đội ?

Liệu những nhân vật được xem là có tư tưởng canh tân có vào được cơ quan lãnh đạo tối cao là thường vụ bộ chính trị hay không ?

Liệu trưởng ban chính pháp trung ương có cần phải là một ủy viên thường vụ bộ chính trị hay không, vì như thế sẽ khiến cho đảng cầm quyền tiếp tục kiểm soát toàn bộ hệ thống pháp lí, và đây cũng là điều mà phe canh tân đòi thay đổi ?

Liệu người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc sẽ là một ủy viên bộ chính trị hay ít ra cũng là phó thủ tướng, điều mà hiện trạng lớn mạnh của Trung Quốc đang đòi hỏi ?

Và đâu là vai trò của thủ tướng trong nhiệm kỳ tới, mà theo dự báo sẽ là Lý Khắc Cường ?

 

Switch mode views: