Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Afghanistan tìm hậu thuẫn kinh tế từ Trung Quốc và Ấn Độ

hamidKarzai India

 

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai (giữa) được Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee (Phải) và Thủ tướng Manmohan Singh đón tiếp tại New Delhi ngafy 12/11/2012.
REUTERS/B Mathur

Hôm qua, Tổng thống Karzai đã đến New Delhi ký với “đối tác chiến lược” một loạt thỏa thuận đầu tư phát triển kinh tế, giáo dục và hầm mỏ. Để đối trọng với ảnh hưởng của Pakistan và vì lo ngại Taliban chiến thắng, Ấn Độ đã viện trợ cho Kabul 2 tỷ đôla .

Theo AFP, Lãnh đạo Afghanistan kêu gọi giới tài chính Ấn Độ hãy theo gương Trung Quốc “hiện diện từ sáu năm nay”. Hồi tháng 9, Bắc Kinh gửi cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, bí thư Ủy ban Luật pháp Chính trị, sang Kabul ký kết nhiều hiệp ước trong bối cảnh quân đội Nato từng bước triệt thoái.

Để tìm hiểu thêm về thực trạng tình hình Afghanistan và những chuẩn bị của Trung Quốc cho thời gian hậu Nato, RFI đặt câu hỏi với chuyên gia kinh tế Đinh Xuân Quân, cựu cố vấn chính phủ Kabul.

 Tiến sĩ Đinh Xuân Quân:

“Trong thời Taliban, con gái không được đi học. Trước đây, trong số 30 triệu dân,tổng số học sinh chỉ có 1 triệu, ngày nay số người được đi học lên đến 6 triệu.Đó là thành công lớn nhất của chính phủ Afghanistan, với sự trợ giúp của quốc tế.

Thành công thứ hai là y tế. Khắp nước Afghanistan, nơi nào cũng có nhà thương, bệnh xá,đào tạo rất nhiều y tá, nữ hộ sinh để phục vụ cho dân. Thứ ba là hệ thống đường giao thông. Mười năm trước Afghanistan có ít đường giao thông, ngày nay có cả một xa lộ vành đai, đi lại rất dễ dàng và nhanh chóng.

Trung Quốc rất lo sợ Taliban liên kết với phong trào Hồi giáo tại Tân Cương.

Kỳ rồi ông Chu Vĩnh Khang sang Afghanistan ký ba hiệp ước. Điều quan trọng là Trung Quốc muốn tham gia đào tạo cảnh sát Afghanistan. Đây không phải là giúp đỡ “vô tư” mà thật ra họ muốn làm một công hai việc, để bảo vệ các công ty khai thác mỏ của họ tại Afghanistan và vì lý do địa lý chính trị….”

Switch mode views: