Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ấn Độ thông qua luật chống tham nhũng lịch sử

Inde-Anti-coruption


Ông Anna Hazare, lãnh đạo phong trào chống tham nhũng tại Ấn Độ
Reuters


Mới đây, ngày 18/12/2013, Quốc hội Ấn Độ bỏ phiếu thông qua một bộ luật lịch sử, cho phép lập ra một cơ quan chống tham nhũng độc lập, gọi là « Lokpal », sau phong trào do Anna Hazare lãnh đạo.

 Sự ra đời của luật Lokpal mang lại hy vọng đẩy lùi nạn tham nhũng tại Ấn Độ.

Việc thông qua luật chống tham nhũng « Lokpal » (Jan Lokpal Bill) có thể được coi như một nỗ lực lớn của giới chính trị Ấn Độ nhằm lấy lại niềm tin của dân chúng.

 Trong tiếng Ấn Độ, Lokpal của nghĩa là bảo vệ dân (« lok » là dân chúng và « pala » là bảo vệ). Luật Lokpal kế thừa một di sản đặc biệt của nền pháp quyền hiện đại, ra đời lần đầu tiên cách đây hơn hai thế kỷ tại Thụy Điển, với tên gọi ombudsman – người bảo vệ các công dân.

Ông Anna Hazare, hơn 70 tuổi, nhà lãnh đạo phong trào chống tham nhũng theo phong cách Gandhi, đã tiến hành nhiều đợt tuyệt thực tại New Delhi vào năm 2011 để làm áp lực với chính phủ thông qua luật chống tham nhũng.

Các cuộc tuyệt thực của ông Anne Hazare rất được dân chúng Ấn Độ ủng hộ.

Đầu tháng 12, ông Anna Hazare lại có cuộc tuyệt thực lần thứ tư, kéo dài trong 9 ngày, trước khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua luật này.

Theo luật mới, cơ quan độc lập chống tham nhũng của Ấn Độ bao gồm ít nhất 9 thành viên, trong đó một nửa phải xuất thân từ ngành tư pháp.

Các thành viên của Lokpal có thẩm quyền điều tra về các hành vi đáng ngờ của tất cả các giới chức hay dân cử, kể cả đối với Thủ tướng.

Tuy nhiên, Lokpal sẽ không có các nhà điều tra riêng. Để thực hiện các công việc này Lokpal phải mời các lực lượng thuộc ngành cảnh sát.
Đây là điều mà một số người phê phán, vì các nhân viên ngành cảnh sát lại thường phụ thuộc vào chính quyền.

Dù sao việc Quốc hội Ấn Độ cải cách phương thức bổ nhiệm giám đốc của Cơ quan điều tra quốc gia, cho phép cơ quan này có được một vị thế độc lập lớn hơn.

Người nắm giữ chức vụ quan trọng này sẽ được bổ nhiệm bởi một ủy ban bao gồm cả các nghị sĩ đối lập, cũng như Chánh án Tòa án tối cao.

Tính chất độc lập của các nhân viên điều tra, như vậy, không phải là hoàn toàn, nhưng cũng sẽ được tăng cường đáng kể.

Thất bại của đảng Quốc đại

Khi chấp nhận thông qua cuộc cải cách chống tham nhũng rất được mong đợi này, chính phủ đảng Quốc đại muốn giành lại được một sự ưu ái của cử tri trước cuộc bầu cử sống còn vào tháng 4/2014.

Tuy nhiên, thất bại nặng nề của đảng Quốc đại trong các cuộc bầu cử địa phương đầu tháng 12 cho thấy đảng cầm quyền hiện tại khó bảo đảm sẽ có được một đa số trong Quốc hội mới.

Ngày 8 tháng 12, đảng Quốc đại Ấn Độ đã thất bại trong cuộc bầu cử tại bốn bang, đối mặt với đối thủ truyền thống, đảng Bharatiya Janata (BJP).

Đảng này cũng bị đảng chống tham nhũng vừa mới thành lập đẩy lùi, đặc biệt tại bang Delhi. Đây là loạt thất bại đau đớn đầu tiên của đảng Quốc đại của Sonia Gandhi, lãnh đạo Ấn Độ liên tục sáu năm nay.

Thất bại cay đắng và bất ngờ nhất đối với đảng Quốc đại là tại New Delhi, nơi đảng này cầm quyền từ 15 năm nay.

 Đảng Quốc đại phải chấp nhận vị trí thứ ba, sau đảng BJP và đảng Aam Aadmi chống tham nhũng.

Ấn Độ xếp hạng thứ 87 trên 178 về mức độ tham nhũng, trong bản xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế. Chính quyền của đảng Quốc đại cũng liên tục bị những cáo buộc.

Nạn tham nhũng ở Ân Độ được coi là rất trầm trọng, từ các cấp chính quyền bên dưới cho đến những cấp cao nhất.

Sau thất bại tại các cuộc bầu cử địa phương mang tính trắc nghiệm, đảng cầm quyền Quốc đại và đảng đối lập chính theo đường lối dân tộc chủ nghĩa BJP - Bharatiya Janata đã có một hợp tác vô cùng hiếm hoi tại Quốc hội để thông qua dự luật chống tham nhũng.

Ombudsman : Định chế đặc biệt của nền pháp quyền hiện đại

Luật Lokpal, với việc thành lập một cơ quan độc lập có quyền điều tra về mọi giới chức trong bộ máy chính quyền để bảo vệ quyền lợi của dân chúng, là kế thừa một di sản đặc biệt của nền pháp quyền thế giới, ra đời lần đầu tiên cách đây hơn hai thế kỷ tại Thụy Điển, với tên gọi ombudsman – người bảo vệ các công dân (« Justitieombudsman » trong tiếng Thụy Điển).

Năm 2009 vừa qua, các cơ sở ombudsman trên khắp thế giới kỷ niệm việc ra đời cơ quan pháp lý độc lập đầu tiên của Quốc hội Thụy Điển cách đây đúng 200 năm. Tiếp theo Thụy Điển, một loạt các nước Bắc Âu như Phần Lan (vào năm 1919), Đan Mạch (1954) và Na Uy (1961) cũng áp dụng mô hình này.

Anh áp dụng định chế này vào năm 1967, Pháp vào năm 1973. Tại mỗi quốc gia, định chế pháp lý bảo vệ dân chúng các bộ máy chính quyền có thể mang những hình thức rất khác biệt.

Năm 1966, Ấn Độ cũng bắt đầu tranh luận về định chế ombudsman. Kể từ đó đến nay, nhiều dự thảo luật Lokpal về định chế bảo vệ người dân chống lại nạn tham nhũng đã được đưa ra bàn thảo tại Quốc hội, nhưng chưa bao giờ được chấp thuận.

Chỉ cho đến phong trào chống tham nhũng, do ông Anna Hazare lãnh đạo, với cao trào vào mùa hè năm 2011, mới buộc Quốc hội Ấn Độ đưa dự luật này vào chương trình thảo luận. Và từ đó đến nay, còn phải thêm nhiều áp lực nữa, dự luật xây dựng một cơ quan chống tham nhũng độc lập mới được thông qua.

Sau khi luật được thông qua, rất nhiều người đặt câu hỏi liệu bộ luật này sẽ có được thực thi nghiêm túc hay không.

Về phía phong trào chống tham nhũng, nhiều người lo ngại về mối bất hòa giữa nhà lãnh đạo Anne Hazare 76 tuổi, với lãnh đạo đảng chống tham nhũng trẻ tuổi, tân Thủ tướng vùng Delhi, Arvind Kejriwal.


Switch mode views: