Thái Lan : Sẽ có một cuộc đảo chánh tư pháp ?
- Chúa Nhật, 29 tháng Mười Hai năm 2013 02:55
- Tác Giả: Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa
Trong những ngày qua, biểu tình chống chính phủ đã làm hai người chết, kể cả cảnh sát - REUTERS /Kerek Wongsa
Thái Lan trong những ngày qua đã rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị.
Hôm nay, 28/12/2013, một kẻ lạ mặt đã bắn vào người biểu tình chống chính phủ tại Bangkok làm một người chết.
Cách nay hai ngày, hôm 26/12, xô xát giữa người biểu tình chống chính phủ và nhân viên công lực đã làm một cảnh sát thiệt mạng và gần một trăm người bị thương.
Bạo động đã đặt lại vấn đề cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn dự kiến vào ngày 02/22/2014.
Tình hình như vậy đã trở nên vô cùng rối ren, và nguy cơ bạo động bùng lên càng ngày càng cao.
Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok đã nêu bật một trong những vấn đề nan giải hiện nay : Đó là cuộc bầu cử Quốc hội Thái Lan trước thời hạn vào đầu năm tới mà chính Ủy ban Bầu cử nước này đã khuyến cáo là nên dời lại.
Arnaud Dubus : Ngay sau khi xẩy ra vụ bạo động hôm thứ Năm, 26/12, Ủy ban Bầu cử đã khuyên chính phủ dời lại cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn. Ủy ban đánh giá rằng có rất nhiều nguy cơ xẩy ra bạo động trong các giai đoạn khác nhau của cuộc bầu cử, từ lúc vận động tranh cử cho đến khi kiểm phiếu, và dĩ nhiên là ngay trong ngày bỏ phiếu. Đó là chưa kể đến việc chuyển các thùng phiếu đến nơi kiểm.
Quyết định dời ngày bỏ phiếu thuộc thẩm quyền chính phủ, nhưng chính quyền của bà Yingluck lại cho rằng không có một luật nào cho phép việc dời cuộc bỏ phiếu như thế.
Chính quyền cũng nói rằng không có gì chứng minh là việc dời ngày bầu cử sẽ làm giảm căng thẳng.
Tuy nhiên 5 thành viên của Ủy ban Bầu cử đã cho thấy là họ sẵn sàng vượt quá quyền hạn của họ, sẵn sàng từ chức để ngăn chặn cuộc bầu cử, và điều đó sẽ mặc nhiên hủy bỏ cuộc bỏ phiếu.
Họ còn cho biết là họ có thể tự ý cho dời ngày bầu cử, một việc làm mà theo luật pháp không nằm trong trách nhiệm của họ.
Nhưng Ủy ban này đánh giá là việc ngăn chặn nguy cơ bạo động quan trọng hơn là tôn trọng luật pháp một cách sát sao. Rõ ràng đây là một chiều hướng rất nguy hiểm.
Người ta có thể tự hỏi nguyên nhân vì sao mà Ủy ban bầu cử lại có một thái độ như vậy ?
Họ tỏ ra rất lo ngại về nguy cơ bạo động, một mối lo ngại chính đáng thôi, nhưng mặt khác, thái độ của họ nhằm ‘thưởng công’ cho những người gây ra bạo động hôm thứ Năm, không khỏi tạo ra hoài nghi.
RFI : Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan kéo dài từ đầu tháng 11. Chưa thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Vậy cái gì cơ thể tháo gỡ tình hình xem ra ngày càng rối ren như vậy ?
Arnaud Dubus : Trong loại tình hình như thế này, thì giải pháp truyền thống là đảo chính. Nhưng lần này thì quân đội tỏ ra rất dè dặt trước việc can thiệp trực tiếp. Một phần thì họ bị chia rẽ trước tình hình chính trị hiện nay. Mặt khác thì cuộc đảo chính năm 2006, tức cuộc đảo chính gần đây nhất, đã làm xấu đi rất nhiều hình ảnh Thái Lan trên quốc tế.
Đó là lý do khiến quân đội Thái khá bối rối và cho đến giờ chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải nhưng không mấy thành công.
Trong quá khứ thì còn có khả năng can thiệp của nhà vua như trong các cuộc khủng hoảng 1973 và 1992. Tuy nhiên, Quốc vương Thái Lan lại không ở Bangkok, mà ở Hua Hin, ở miền Nam.
Năm nay quốc vương Thái đã 86 tuổi, sức khỏe yếu kém, và cũng không rõ ông có thực sự nắm tình hình ở Bangkok hay không.
Người ta cũng có cảm nhận là nội bộ Hoàng cung khá chia rẽ trước tình hình chính trị hiện nay, giữa các hoàng tử, công chúa, các tôi thần...
Giải pháp còn lại là đảo chính tư pháp. Giải pháp này ngày càng rõ nét.
Ủy ban Bài trừ Tham nhũng hiện đang xem xét một đơn kiện lạm quyền do phe đối lập trình lên, nhắm vào các dân biểu đảng Peua Thai và cả thủ tướng Yingluck, bị cho là đã vi phạm quy định của Quốc hội trong cuộc bỏ phiếu một điều khoản tu chính Hiến pháp trong tháng qua.
Rất có thể Ủy ban chống tham nhũng thân đối lập sẽ phạt các dân biểu đảng Puea Thai, và như thế có thể khiến chính quyền bà Yingluck sụp đổ.
RFI : Trong những ngày qua, không thấy phe Áo đỏ, tức phe thân chính quyền và cựu Thủ tướng Thaksin, anh của đương kim Thủ tướng Yingluck, có động tĩnh gì. Có thể giải thích ra sao về sự ‘vắng mặt’ này ?
Arnaud Dubus : Sau những sự cố dẫn đến cái chết của nhiều sinh viên vào đầu tháng, phe Áo đỏ đã quyết định rời Bangkok.
Họ không muốn gây thêm khó khăn cho công việc của cảnh sát và chính phủ khi tạo thêm những điểm nóng mới ở thủ đô. Từ lúc đó họ không lộ diện công khai, nhưng theo dõi sát tình hình chính trị.
Tôi đã ở nhiều ngày tại một thành phố nhỏ bên bờ vịnh Thái Lan, nơi mà người thuộc phe Áo đỏ rất đông.
Nói chuyện với lãnh đạo của họ, tôi hiểu được rằng họ đã trong tư thế sẵn sàng huy động lực lượng đến Bangkok nếu cuộc bầu cử ngày mùng 2/02/2014 bị xét lại. Đây lại chính là điều đang diễn ra.
Không nên quên là phe Áo đỏ có thể huy động lực lượng đông hơn gấp 2 hay 3 lần số người biểu tình chống chính phủ. Nếu sự kiện này diễn ra thì tình hình sẽ rất khó lường.
RFI : Xin cảm ơn Thông tín viên Arnaud Dubus tại Thái Lan.
Tin mới
- Ấn Độ thông qua luật chống tham nhũng lịch sử - 30/12/2013 19:36
- Nhà riêng của đại sứ Đức tại Hy Lạp bị xả súng - 30/12/2013 19:26
- Báo cáo tình báo của Mỹ dự đoán tương lai ảm đạm ở Afghanistan - 30/12/2013 00:44
- Israel dọa trả đũa mạnh nếu Liban tiếp tục pháo kích - 30/12/2013 00:09
- Mỹ trang bị cho Đài Loan tên lửa bắn đi từ tầu ngầm - 29/12/2013 23:51
- Trung Quốc : Tập Cận Bình xếp hàng mua bánh bao, dân mạng nghi ngờ - 29/12/2013 23:45
- Bản đồ chủ quyền: Báo Trung Quốc khai thác sơ hở trong giáo dục của Việt Nam - 29/12/2013 22:31
- Đối lập Cam Bốt xuống đường rầm rộ tại Phnom Penh - 29/12/2013 19:59
- Bạo động tiếp diễn ở Ai Cập: 6 người chết, 300 người bị bắt - 29/12/2013 03:17
- Pháp yêu cầu LHQ can dự nhiều hơn vào Trung Phi - 29/12/2013 03:01
Các tin khác
- Tàu Trung Quốc kẹt ở Nam cực - 29/12/2013 02:30
- Quân đội Thái đe dọa can thiệp để ổn định tình hình - 29/12/2013 02:18
- Thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ giữ nguyên chương trình theo dõi của NSA - 27/12/2013 22:02
- Bắc Triều Tiên triệu hồi các đại sứ thân cận với ông Jang Song Thaek - 27/12/2013 21:49
- Thái độ hung hăng của Trung Quốc kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa của Thủ tướng Nhật - 27/12/2013 21:41
- Chính quyền Okinawa chấp nhận kế hoạch dời một căn cứ không quân Mỹ - 27/12/2013 20:25
- Công nhân dệt may Cam Bốt biểu tình và xô xát với cảnh sát - 27/12/2013 20:19
- Thái Lan : Chính phủ nhờ quân đội hỗ trợ tổ chức bầu cử - 27/12/2013 20:12
- Mỹ và Châu Âu phê phán Thủ tướng Nhật viếng đền Yasukuni - 27/12/2013 19:39
- Thành lập Liên hiệp Âu – Á, giấc mơ của Putin. - 27/12/2013 05:06