Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tàu Trung Quốc kẹt ở Nam cực

Chinese-ice-breaker-ship

Tàu phá băng Tuyết Long rời cảng Thiên Tân đến Nam Cực - Reuters /China Daily


Một chiếc tàu phá băng Trung Quốc đi cứu một tàu nghiên cứu khoa học Nga bị kẹt trong băng giá và bão tuyết ở Nam cực, cũng đã bị kẹt trong băng và phải quay lại.

 Cơ quan hàng hải Úc (AMSA) hôm nay 28/12/2013 loan báo như trên.

Hiện giờ chỉ còn hy vọng vào một chiếc tàu phá băng Úc dự kiến sẽ đến nơi vào ngày mai.

Chiếc tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc lẽ ra tối qua đã đến địa điểm chiếc tàu Nga MV Akademik Shokalskiy bị kẹt lại từ hôm thứ Ba 24/12, ở cách căn cứ Pháp Dumont d’Urville khoảng 100 hải lý, với 74 người trên tàu gồm các nhà khoa học và du khách.

Chiếc Tuyết Long chỉ còn cách tàu Nga có 6,5 hải lý nhưng không thể đi tiếp.

Ông Andrea Hayward-Maher, phát ngôn viên AMSA – cơ quan điều phối các hoạt động cứu hộ - cho AFP biết : « Chiếc tàu Trung Quốc không may gặp phải lớp băng quá dày không thể phá nổi, nên phải quay lại ».

Nhà báo chuyên về khoa học Andrew Luck-Baker đang trên chiếc tàu Nga nói với BBC : « Ở chân trời phía đông tôi có thể thấy chiếc tàu Trung Quốc mà chúng tôi hy vọng vài giờ nữa sẽ đến nơi, mở đường cho chúng tôi ra khỏi nơi đây, nhưng nó không đến được.
Tàu chạy chậm lại rồi quay ngược trở về biển, chờ một chiếc tàu phá băng Úc. Nếu hai tàu song song tiến gần chúng tôi thì có thể mở được một lối ra rộng hơn ».

Từ khi chiếc tàu nghiên cứu khoa học bị mắc kẹt, đã có ba tàu phá băng là Tuyết Long của Trung Quốc, L’Astrolabe của Pháp và Aurora Australis của Úc đi đến cứu.

Nhưng chiếc L’Astrolabe bỏ cuộc, thất vọng trước việc chiếc Tuyết Long quay lại, nay các hành khách trên chiếc MV Akademik Shokalskiy chỉ còn đặt hy vọng vào chiếc tàu phá băng Úc.

Tuy nhiên chiếc Aurora Australis vốn có năng lực phá băng mạnh nhất trong số ba chiếc trên, chưa chắc có thể tiến được gần hơn.

 Thuyền trưởng Murray Doyle giải thích cho tờ Sydney Morning Herald là tàu có thể phá được lớp băng có độ dày 1,35m và khi quay đầu có thể phá vỡ dần các lớp băng dày hơn.

Nhưng chiếc Aurora Australis không được trang bị để tiến nhanh trong một lớp băng dày hơn ba mét. Ông Doyle mô tả : « Cũng giống như khi ta cố dùng xe hơi để húc đổ một bức tường gạch vậy ».

Các khoa học gia và du khách đi trên chiếc tàu MV Akademik Shokalskiy để tái hiện lại chuyến đi lịch sử của nhà thám hiểm Úc, Sir Douglas Mawson đến Nam cực cách đây một thế kỷ (1911-1914).

Họ cũng tiến hành các thí nghiệm như đoàn của ông Mawson đã làm trước đây.


Switch mode views: