Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Pháp muốn đuổi kịp các đối tác Châu Âu trên thị trường Trung Quốc

CHINA-FRANCE 3


Thủ tướng Jean Marc Ayrault phát biểu tại Hội thảo hàng năm của Ủy ban phát minh sáng tạo Pháp-Trung, Bắc Kinh, 05/12/2013
REUTERS


Ngày 05/12/2013, Thủ tướng Jean Marc Ayrault bắt đầu chuyến công du Trung Quốc với mục đích chính là tăng cường hợp tác kinh tế song phương.

Phái đoàn Pháp bao gồm nhiều Bộ trưởng và lãnh đạo các doanh nghiệp lớn.
Pháp muốn mở rộng thị phần tại Trung Quốc, khắc phục sự chậm trễ so với các đối tác Châu Âu khác như Đức, Anh.

Theo giới quan sát, quả thực là nước Pháp đang rất cần thúc đẩy quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chỉ cần nhìn vào số liệu cũng đủ thấy.

Nhập siêu của Pháp từ Trung Quốc, tuy có giảm bớt trong năm ngoái, nhưng vẫn còn rất lớn, 26,5 tỷ đô la, chiếm 40% tổng thâm hụt trong cán cân thương mại của Pháp.
Paris không hề dấu diếm thực tế này và chuyến đi của Thủ tướng Ayrault không chỉ là làm thay đổi xu thế này mà còn nhằm tái lập sự cân bằng trong trao đổi mậu dịch giữa hai nước.

Vậy Paris chủ trương giảm thâm hụt cán cân trao đổi thương mại bằng cách nào ?

Pháp mong muốn tăng cường đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc để bù đắp lại sự yếu kém về xuất khẩu.
Trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, Pháp tham gia dự án xây hai lò phản ứng đời mới EPR tại Thái Sơn (Taishan) : Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông (Guangdong Nuclear Power Company) nắm 70% số vốn của dự án, 30% còn lại thuộc về tập đoàn điện lực Pháp EDF.

Các doanh nghiệp Pháp cũng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc. Tháng 09/2013, Alstom đã khai trương nhà máy thủy điện tại Theien Tân (Tianjin), ở phía đông bắc Trung Quốc.

Tập đoàn Schneider cũng đã thương lượng nhiều dự án. Một số khoản đầu tư trực tiếp đã được thực hiện.

Trong ngày đầu tiên chuyến công du của Thủ tướng Ayrault, 05/12, Pháp và Trung Quốc đạt được thỏa thuận nguyên tắc trong lĩnh vực chế biến thịt.
Bắc Kinh chuẩn bị cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh, cho phép Paris xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các loại súc xích và thịt xay.

Một chuyên gia về quan hệ Pháp – Trung nhấn mạnh : Đối với các tập đoàn có tầm cỡ của Pháp, doanh thu chính của họ là ở các thị trường bên ngoài, chứ không phải tại Pháp.

Các lợi nhuận thu được qua các hoạt động đầu tư trực tiếp sẽ giúp bù đắp lại những khoản nhập siêu.

Ví dụ trường hợp PSA Peugeot Citroen, tập đoàn chế tạo xe hơi này bị thua lỗ nặng nề tại Pháp, nhưng lại thu được lợi nhuận ở Trung Quốc.

Chuyến công du Trung Quốc trong nhiều ngày của Thủ tướng Pháp giúp củng cố mối quan hệ giữa các đối tác, trước khi diễn ra những hoạt động kỷ niệm 50 năm, ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới.

Các đối tác Châu Âu khác làm ăn tại Trung Quốc ra sao ?

Trường hợp nổi bật là Đức. Đây là đối tác ưu tiên của Trung Quốc, hỗ trợ nước này rất nhiều về công nghệ. Berlin muốn đóng vai trò là đại sứ của Châu Âu tại Trung Quốc, nhất là khi xẩy ra các khủng hoảng giữa Bruxelles và Bắc Kinh, như trường hợp kiện tụng về vụ bán phá giá tấm pin điện mặt trời, hồi mùa hè vừa qua. Trao đổi thương mại giữa Đức và Trung Quốc đã trở thành thói quen.

Khi một thói quen đã ăn sâu, bắt rễ và được đánh giá là tốt đẹp, vậy thì tại sao lại phải thay đổi ?

Về phần Anh Quốc, chuyên xuất khẩu dịch vụ, nước này cũng ve vãn Trung Quốc. Ngược lại với nhiều nước Châu Âu, Anh Quốc đã mở rộng được thị phần tại Trung Quốc kể từ khi xẩy ra khủng hoảng kinh tế tài chính.

Năm ngoái, Luân Đôn đã giảm được đáng kể thâm hụt thương mại trong trao đổi mậu dịch với Bắc Kinh.

Thủ tướng Anh David Cameron tiếp tục thúc đẩy đà phát triển trong năm nay. Tuần trước, Thủ tướng Anh dẫn đầu một phái đoàn rất hùng hậu, bao gồm nhiều doanh nhân tới thăm Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh dường như đã hiểu được động thái này.



Switch mode views: