Chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp vào Cộng hòa Trung Phi đã bắt đầu
- Chúa Nhật, 08 tháng Mười Hai năm 2013 02:31
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Cảnh quân đội Pháp tuần tra ở Bangui, Cộng hòa Trung Phi, ngày 06/12/2013.
REUTERS/Emmanuel Braun
Chỉ ít lâu sau khi được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chính thức bật đèn xanh, giới chức lãnh đạo Pháp lần lượt loan báo quyết định khởi động chiến dịch can thiệp quân sự vào nước Cộng hòa Trung Phi, được đặt tên là Sangaris.
Vào sáng nay, 06/12/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean- Yves Le Drian xác nhận là chiến dịch đã thực sự bắt đầu.
Lực lượng Pháp – 650 người – có mặt sắn tại thủ đô Bangui đã bắt đầu tỏa ra từ nơi đóng quân để tiến hành các cuộc tuần tra.
Phát biểu trên đài RFI, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp xác nhận :
“Chiến dịch đã khởi sự vì lực lượng Pháp - có mặt sẵn tại phi trường Bangui với một nhiệm vụ giới hạn là bảo vệ sân bay và kiều dân Pháp – đã bắt đầu tỏa ra các nơi khác tại thủ đô Trung Phi để thực hiện các vụ tuần tra.”
Ông Le Drian tiết lộ thêm ngay từ tối qua, là một đơn vị tiếp ứng đã từ thành phố Libreville, xứ Gabon lân cận, đến Trung Phi, và hôm nay, đến lượt một phi đội trực thăng.
Tính ra đã có hơn 650 lính Pháp được triển khai tại Cộng hòa Trung Phi, và số lượng này sẽ tăng lên gấp đôi vào cuối tuần này.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, chiến dịch Sangaris – lấy tên từ một loài bướm Trung Phi – có mục tiêu đảm bảo sao cho nước Cộng hòa Trung Phi được “an ninh tối thiểu”, để cho phép quốc tế can thiệp nhân đạo, điều chưa thể thực hiện được trong thời gian qua.
Vào hôm qua, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết cho cho phép sử dụng vũ lực để chấm dứt chiến tranh tại Trung Phi.
Ngay sau quyết định của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Pháp François Hollande đã triệu tập khẩn cấp một hội đồng quốc phòng bỏ túi tại điện Elysée để khẳng định rằng Pháp sẽ “hành động ngay lập tức”.
Theo các điều khoản của nghị quyết 2127 được 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua, lực lượng Pháp được phép dùng “mọi biện pháp cần thiết để hỗ trợ lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Trung Phi Misca trong nhiệm vụ của mình”.
Lực lượng Misca, với quân số dự trù là 4.000 người, được Liên Hiệp Quốc trao nhiệm vụ “bảo vệ thường dân, khôi phục an ninh trật tự, ổn định đất nước” Trung Phi, tạo điều kiện cho việc can thiệp nhân đạo.
Tin mới
- Human Rights Watch kêu gọi Cam Bốt đóng cửa các tại cải tạo - 09/12/2013 20:03
- Trung Quốc chấm dứt dùng vi cá trong tiệc chiêu đãi - 09/12/2013 19:51
- Bắc Triều Tiên : Thanh toán nội bộ trên thượng tầng Nhà nước - 09/12/2013 19:29
- Nelson Mandela: Một Ngọn Hải Đăng - 09/12/2013 05:58
- Trung Quốc muốn xuất cảng táo sang Mỹ - 09/12/2013 00:47
- Pháp muốn đuổi kịp các đối tác Châu Âu trên thị trường Trung Quốc - 09/12/2013 00:37
- Tàu sân bay Trung Quốc sẽ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông - 09/12/2013 00:28
- Thái Lan : Toàn bộ dân biểu đối lập tại Quốc hội thoái nhiệm - 09/12/2013 00:20
- Lý do nào khiến Kim Jong-un vào doanh trại náu mình? - 08/12/2013 22:46
- Tổ chức Thương mại Thế giới thông qua được thỏa thuận lịch sử - 08/12/2013 02:39
Các tin khác
- Tấn công ở Yemen: Không có nạn nhân người Việt - 08/12/2013 02:25
- Cảnh sát Thái dựng lại chiến lũy đối phó với biểu tình - 08/12/2013 02:02
- Căng thẳng trên Biển Hoa Đông: Mỹ muốn Trung Quốc lập "đường dây nóng" - 08/12/2013 01:54
- Việt Nam nên tập trung cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước - 08/12/2013 01:44
- Pháp sẽ đón tiếp 50 ngàn sinh viên Trung Quốc từ nay đến 2015 - 07/12/2013 00:31
- Đối lập Thái Lan chuẩn bị tiếp tục biểu tình chống chính phủ - 06/12/2013 23:51
- Nhà báo Phạm Chí Dũng: 'Đảng chỉ còn mang bóng hình của các nhóm lợi ích' - 06/12/2013 23:39
- Nelson Mandela - Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi - từ trần - 06/12/2013 23:23
- Elton John ủng hộ giới đồng tính tại Nga - 05/12/2013 23:53
- Phó Tổng thống Mỹ yêu cầu Bắc Kinh giảm căng thẳng trong khu vực - 05/12/2013 23:24