Hoa Kỳ và Ấn Độ giải quyết được bất đồng trong thỏa thuận quan trọng nhất của WTO
- Thứ Năm, 13 tháng Mười Một năm 2014 17:15
- Tác Giả: Thụy My
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 30/09, tại Washington.
REUTERS/Larry Downing
Hoa Kỳ và Ấn Độ hôm nay 13/11/2014 đã giải quyết được những bất đồng về trợ cấp nông nghiệp của Ấn.
Đây là một bước tiến quyết định trong việc vận dụng một hiệp định thương mại lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Bali tháng 12/2013.
Thông cáo chính thức của phía Mỹ cho biết, hai nước đã đạt được đồng thuận rằng, vấn đề an ninh của các chương trình lương thực Ấn Độ sẽ không được Tổ chức Thương mại Thế giới đặt lại « cho đến khi tìm ra được và thông qua một giải pháp thường trực về chủ đề này ».
Còn Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ, Nirmala Sitharaman nhấn mạnh :
« Hội đồng điều hành WTO sẽ tiếp nhận đề nghị của Ấn Độ, và Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ».
Vấn đề trên đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Narendra Modi thảo luận nhân chuyến viếng thăm Washington hồi tháng Chín.
Từ nhiều tuần qua, Tổng giám đốc WTO, Roberto Azevedo đã cố gắng cứu vãn Hiệp định tạo điều kiện cho thương mại (TFA) mà theo ông, sẽ đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tiết kiệm được hàng tỉ đô la mỗi năm cho các bên.
Toàn bộ 160 quốc gia thành viên WTO trong đó có cả Ấn Độ đã chấp nhận áp dụng TFA, được coi là hiệp định tự do hóa thương mại quan trọng nhất của toàn cầu trong 20 năm qua, nhân một hội nghị cấp bộ ở Bali tháng 12/2013.
Nhưng Ấn Độ đã gây ngạc nhiên cho các đối tác hồi tháng Bảy, khi từ chối ký kết. Lúc đó New Delhi nói rằng muốn thương lượng ngay lập tức một điều khoản về an ninh lương thực của mình, chứ không muốn đợi đến năm 2017 như hội nghị đã quyết định.
Việc miễn thuế cho dự trữ thực phẩm trợ giá dành cho người nghèo bị coi là vi phạm các quy định của WTO.
Một số nước phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, lo ngại các dự trữ này sẽ lọt ra thị trường, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Việc thông qua tuyên bố về TFA lẽ ra đã phải diễn ra vào ngày 31/7 và bắt đầu có hiệu lực từ giữa năm 2015.
Chính phủ Ấn Độ muốn duy trì cơ chế Nhà nước phân phối thực phẩm cho những người nghèo nhất, trong khi hiệp định Bali dự kiến chấm dứt trợ giá trong bốn năm tới.
Việc phong tỏa này đã đưa WTO vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy. Một số nước đòi hỏi từ bỏ nguyên tắc đồng thuận trong hoạt động hiện nay của WTO.
Tin mới
- Giá xăng ở Mỹ tiếp tục giảm sang năm 2015 - 14/11/2014 22:16
- Châu Âu tăng trưởng yếu nhưng hai đầu tàu Pháp-Đức thoát được suy thoái - 14/11/2014 21:08
- Matxcơva kỳ hạn trong hai tuần Pháp phải giao chiến hạm đa năng - 14/11/2014 20:52
- Cọp sút chuồng trong vùng Paris - 14/11/2014 20:46
- Con cọp thứ hai của Putin vượt biên sang Trung Quốc - 14/11/2014 20:34
- Trung Quốc đề nghị Mỹ hạn chế các chuyến bay do thám ở Biển Đông - 14/11/2014 20:25
- Obama gặp Aung San Suu Kyi và kêu gọi bầu cử tự do, công bằng - 14/11/2014 20:17
- Thủ tướng Việt Nam yêu cầu không thay đổi thực trạng Biển Đông - 14/11/2014 16:54
- Tàu chiến Nga ở ngoài khơi Úc : Matxcơva biểu dương sức mạnh - 13/11/2014 20:52
- Chủ tịch Trung Quốc bị công khai chất vấn về quyền tự do báo chí - 13/11/2014 20:31
Các tin khác
- Ấn Độ không ngần ngại nêu tranh chấp Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á - 13/11/2014 16:37
- Thượng đỉnh Đông Á: Trung Quốc tung chiêu mới về Biển Đông - 13/11/2014 16:26
- Tổng thống Mỹ chỉ trích Miến Điện thụt lùi về cải cách dân chủ - 13/11/2014 16:19
- NATO cáo buộc Nga tăng quân lực ở đông Ukraine - 13/11/2014 01:30
- LHQ: Sản lượng thuốc phiện năm 2014 của Afghanistan cao kỷ lục - 13/11/2014 01:23
- Tuyết phủ đầy nhiều vùng ở Hoa Kỳ - 12/11/2014 23:28
- Phi cơ không người lái Mỹ giết 7 thành viên al-Qaeda - 12/11/2014 23:19
- Chiến sự dữ dội gần Donetsk, OSCE cảnh báo nguy cơ leo thang - 12/11/2014 22:32
- Nguy cơ giải thể tổ chức Memorial, biểu tượng của perestroika Nga - 12/11/2014 22:25
- Vụ sinh viên mất tích ở Mêhicô : Biểu tình đốt trụ sở đảng cầm quyền - 12/11/2014 22:17