Tổng thống Mỹ chỉ trích Miến Điện thụt lùi về cải cách dân chủ
- Thứ Năm, 13 tháng Mười Một năm 2014 16:19
- Tác Giả: Đức Tâm
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/ 2014.REUTERS/Damir Sagolj
Ngay sau khi từ Bắc Kinh tới Naypyidaw, thủ đô Miến Điện, ngày hôm qua, 12/11/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích Miến Điện chậm cải cách, thậm chí thụt lùi về tự do báo chí, dân chủ hóa.
Trả lời phỏng vấn báo chí Miến Điện, Tổng thống Mỹ tuyên bố :
« Trong một số lĩnh vực, cải cách đã bị chậm lại, thậm chí thụt lùi, quay trở lại tình hình như trước đây ».
Nguyên thủ Hoa Kỳ nêu ra các « ép buộc hạn chế » đối với cựu tù chính trị, các vụ « bắt giữ » nhà báo và cái chết gần đây của một phóng viên trong lúc bị quân đội giam giữ.
Tổng thống Obama còn đề cập đến tình hình chính trị tại Miến Điện, một năm trước khi có tổng tuyển cử trong bối cảnh Hiến pháp của nước này, kế thừa từ chế độ quân sự độc tài, ngăn cản lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử Tổng thống.
Theo lãnh đạo Mỹ, « việc sửa đổi Hiến pháp phải phản ánh ý chí của người dân Miến Điện ».
Sau khi dự Thượng đỉnh Đông Á và ASEAN – Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ sẽ gặp Tổng thống Thein Sein tại Naypyidaw và bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon, trong khuôn khổ chuyến thăm Miến Điện.
Đây là lần thứ hai, ông Obama công du Miến Điện. Theo giới quan sát, sự hiện diện của nguyên thủ Mỹ đã phần nào củng cố tính đáng của một chế độ « dân sự » mà đa số các thành viên là cựu tướng lĩnh.
Từ Rangoon, thông tín viên RFI Rémy Favre tường trình :
« Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Naypyidaw, thủ đô chính trị, một thành phố mới, cằn cỗi, với những đại lộ rộng thênh thang có hơn 10 làn xe… một thủ đô biểu tượng cho chế độ quân sự được xây dựng vào giữa những năm 2000.
Đây là lần đầu tiên, nguyên thủ Mỹ tới thành phố này.
Cách nay hai năm, ông Obama đã công du Miến Điện trong vòng hơn một chục tiếng đồng hồ, nhưng lúc đó, ông tới Rangoon.
Lần này, sự hiện diện của Tổng thống Mỹ ở thủ đô chính trị khẳng định tính chính đáng của một chính quyền với đa số thành viên là cựu tuớng lĩnh, được lập ra sau một cuộc bầu cử có nhiều bê bối.
Có thể nói, các cựu quân nhân đã thực hiện các cải cách dân chủ.
Thế nhưng, kể từ đầu năm ngoái, tiến trình chuyển đổi, cải cách đã bị trục trặc.
Lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi tỏ ra khó chịu về sự gần gũi giữa chính quyền Obama và chính quyền của các cựu tướng lãnh Miến Điện. Theo bà, Hoa Kỳ đã quá lạc quan.
Hoa Kỳ đã bãi bỏ phần lớn các biện pháp cấm vận đối với chính quyền Miến Điện, nhưng sẽ khó gây áp lực trong việc sửa đổi Hiến pháp, một vấn đề mà bà Aung San Suu Kyi rất quan tâm.
Thứ Ba, 11/11, một phái đoàn của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi đã công du Bắc Kinh.
Tháng 12 tới, lãnh đạo đối lập cũng sẽ sang Trung Quốc. Bà bị coi là chính trị gia thân phương Tây, thế nhưng, chính quyền Miến Điện lại cho rằng bà thân Trung Quốc.
Trong việc này, vai trò của các bên bị đảo ngược ».
Tin mới
- Cọp sút chuồng trong vùng Paris - 14/11/2014 20:46
- Con cọp thứ hai của Putin vượt biên sang Trung Quốc - 14/11/2014 20:34
- Trung Quốc đề nghị Mỹ hạn chế các chuyến bay do thám ở Biển Đông - 14/11/2014 20:25
- Obama gặp Aung San Suu Kyi và kêu gọi bầu cử tự do, công bằng - 14/11/2014 20:17
- Thủ tướng Việt Nam yêu cầu không thay đổi thực trạng Biển Đông - 14/11/2014 16:54
- Tàu chiến Nga ở ngoài khơi Úc : Matxcơva biểu dương sức mạnh - 13/11/2014 20:52
- Chủ tịch Trung Quốc bị công khai chất vấn về quyền tự do báo chí - 13/11/2014 20:31
- Hoa Kỳ và Ấn Độ giải quyết được bất đồng trong thỏa thuận quan trọng nhất của WTO - 13/11/2014 17:15
- Ấn Độ không ngần ngại nêu tranh chấp Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á - 13/11/2014 16:37
- Thượng đỉnh Đông Á: Trung Quốc tung chiêu mới về Biển Đông - 13/11/2014 16:26
Các tin khác
- NATO cáo buộc Nga tăng quân lực ở đông Ukraine - 13/11/2014 01:30
- LHQ: Sản lượng thuốc phiện năm 2014 của Afghanistan cao kỷ lục - 13/11/2014 01:23
- Tuyết phủ đầy nhiều vùng ở Hoa Kỳ - 12/11/2014 23:28
- Phi cơ không người lái Mỹ giết 7 thành viên al-Qaeda - 12/11/2014 23:19
- Chiến sự dữ dội gần Donetsk, OSCE cảnh báo nguy cơ leo thang - 12/11/2014 22:32
- Nguy cơ giải thể tổ chức Memorial, biểu tượng của perestroika Nga - 12/11/2014 22:25
- Vụ sinh viên mất tích ở Mêhicô : Biểu tình đốt trụ sở đảng cầm quyền - 12/11/2014 22:17
- Khả năng Hạ viện Nhật bị giải tán ngày càng rõ nét - 12/11/2014 20:02
- Obama : Mỹ không can dự vào phong trào dân chủ Hồng Kông - 12/11/2014 19:53
- Thượng đỉnh ASEAN dè dặt trên vấn đề Biển Đông - 12/11/2014 16:34