Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cải thiện đời sống cho bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc

alzheimer coupleThông tín viên Faiza Elmasry đi thăm một cơ sở chăm sóc những người này, và cũng hỗ trợ cho con cái và vợ chồng là những người chăm sóc chính trong nhà.

Giống như năm triệu người Mỹ khác, mẹ của bà Linda Roberts mắc bệnh Alzheimer. Bà nói:

“Tôi đi thăm mẹ tôi cách đây 5 năm, tôi thấy có gì không ổn. Trong tuần lễ đó tôi thu xếp và đưa bà về nhà.”

Bà Roberts là một trong hơn 15 triệu người gồm thân nhân hoặc bạn bè chăm sóc cho những người bị bệnh Alzheimer. Bà nói thật là đau lòng khi nhìn thấy mẹ bà vật vã với chứng bệnh chưa tìm ra thuốc chữa khỏi. Bà nói tiếp vì bà là người duy nhất chăm sóc cho mẹ nên đôi khi cũng rất nản chí.

“Rất căng thẳng khi là một người chăm sóc toàn thời gian, phải giữ kiên nhẫn, cố gắng lập lại nhiều lần nhiều việc cần phải làm. Tôi nghĩ đây là điều làm tôi cáu gắt.”

Cách đây hai năm, bà Roberts tìm được sự giúp đỡ tại Trung tâm Chăm sóc ban ngày những người mắc bệnh Alzheimer, nơi những bệnh nhân Alzheimer và những người mất trí nhớ có thể qua ngày trong một môi trường được chăm sóc cẩn thận, có vẻ giống như một nhà giữ trẻ. Cơ sở này mở cửa vào những ngày trong tuần từ sáng sớm cho đến xế chiều.

Ông Howard Simmons bắt đầu đưa vợ ông đến một trung tâm chăm sóc ban ngày này cách đây ba năm. Ông cho biết:

“Nhờ có cơ sở chăm sóc này tôi mới có thời gian làm công chuyện ban ngày hoặc theo đuổi những thú vui của tôi hoặc có những giờ phút riêng cho tôi.”

Ông Simmons nói về trường hợp của bà vợ:

“Vợ tôi được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer vào khoảng năm 2006. Vào khoảng năm 2007, 2008 tôi rất nản chí khi trở thành người chăm sóc chính, tôi phải làm mọi việc trong nhà, từ nấu ăn đến giặt giũ.”

Ông Simmons, một kỹ sư công chánh về hưu, nói đưa vợ vào trung tâm chăm sóc ban ngày giúp tâm trí ông nhẹ nhỏm. Ông biết bà được ở một nơi an toàn, được chăm sóc và ăn uống chu đáo.

Bà Lisa Wright, Quản lý trung tâm này nói:

“Ở đây, chúng tôi dọnbữa ăn sáng, ăn trưa và hai bữa ăn vặt mỗi ngày.”

Bà Wright cho biết nhân viên trung tâm cũng đưa ra một số hoạt động có tính cách chữa trị và giải trí.

alzheimer brainNão của người mắc chứng Alzheimer (trái) so với não của người bình thườngNão của người mắc chứng Alzheimer (trái) so với não của người bình thường

“Chúng tôi có một nghệ sĩ đến hướng dẫn một số việc có tính cách nghệ thuật cho từng nhóm nhỏ. Chúng tôi có âm nhạc trị liệu nhờ một người mang nhạc cụ đến và dạy bệnh nhân chơi những nhạc cụ này. Chúng tôi cũng có vật lý trị liệu hai ngày một tuần.”

Bà Wrights, người quản lý trung tâm này cho biết tiếp:

“Chúng tôi có người đến dạy khiêu vũ. Tôi nghĩ có lẽ đây là điều mọi người ưa thích. Chúng tôi có nhiều trò chơi bắt trí óc phải suy nghĩ. Có ngày tôi cũng tham gia một số hoạt động với bệnh nhân và chúng tôi cũng có những hoạt động giúp vận dụng trí óc.”

Việc chăm sóc y tế cũng được thực hiện. Bà Wright nói:

“Chúng tôi có y tá nhiều kinh nghiệm mỗi tháng đến một lần. Ngoài ra chúng tôi có một y tá toàn thời gian. Chúng tôi có thể xử lý tất cả mọi việc tại đây trong những giờ bệnh nhân có mặt.”

Thêm vào đó, trung tâm cũng cung cấp những dịch vụ cho những thân nhân của bệnh nhân. Bà Wright cho biết:

“Chúng tôi tổ chức một nhóm thân nhân của người bệnh để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm. Chúng tôi cũng có một chương trình giúp đỡ và giáo dục thân nhân những người bệnh. Nếu có những vấn đề trong gia đình bệnh nhân, nhân viên xã hội của chúng tôi sẽ đến nhà thăm và đưa ra những lời khuyên làm thế nào để mọi việc được dễ dàng hơn.”

Bà Galeet Benzion là một trong những người trông cậy vào sự giúp đỡ này. Bà là một nhà giáo và nhà nghiên cứu giáo dục. Khi chồng bà được chẩn đoán ở giai đoạn tiền Alzheimer, lúc ông ở giữa tuổi 50, bà đã trở thành một người mẹ đơn thân nuôi hai cô con gái nhỏ.Bà Benzion nói:

“Việc đầu tiên tôi cảm nhận được là tôi cần được hỗ trợ nhiều vì tôi không biết gì về bệnh Alzheimer. Trước đó, tôi không hề nghĩ rằng tôi phải sống một mình ở tuổi 45, có nghĩa là phải làm tất cả mọi thứ, từ chăm sóc nhà cửa, con cái, trả tiền nợ nhà hàng tháng và nhiều chuyện khác.”

Ông Howard Simmons nói ông được an ủi khi gặp những người đồng cảnh ngộ khác để chia sẻ kinh nghiệm và lời động viên. Ông tán thưởng chuyện đã có những dịch vụ như thế này dành cho vợ chồng ông.

“Tôi không thể nói tình trạng sức khỏe của vợ tôi được cải thiện, nhưng trung tâm này đã giúp nhà tôi khỏi ngồi không và nhà tôi rất thích thú.”

Đó là lý do tại sao trung tâm chăm sóc ban ngày này là một nơi đặc biệt cho các bệnh nhân Alzheimer và gia đình họ.

Switch mode views: