Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ðàn bà sống lâu hơn đàn ông

Một độc giả tên Kathy nêu câu hỏi: “Tôi năm nay 63 tuổi, khi ho hay hát hò tôi hay bị són tiểu. Tôi đi khám bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ có khuyên tôi nên giải phẫu. Tôi muốn hỏi BS. Minh là tôi có nên giải phẫu hay không? Giải phẫu có kết quả tốt hay không?”

Nhân câu hỏi này tôi muốn đề cập đến một đề tài khác về việc sống lâu, sống khỏe.

Ðọc lại một số tin tức cũ ở Việt Nam vào thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, 50 tuổi đã lên hàng “cụ”! Nghĩ cho cùng, không lấy làm ngạc nhiên khi vào thời ấy, tuổi quy định về hưu là 55 tuổi. Ở đây vị độc giả này ở tuổi 63, vẫn còn thích hát, hò thì không thể nào là cụ được!

old happy couple“Tam thập nhi lập,

Tứ thập nhi bất hoặc,

Ngũ thập nhi tri thiên mệnh,

Lục thập nhi bất tùng kê,

Thất thập cổ lai hy,

Bát thập đắc hi hỉ,

Cửu thập siêu thọ,

Bách thập niên giai lão.”

Thơ Ðỗ Phủ có câu, “Tửu trái tầm thường hà xứ hữu, nhân sinh thất thập cổ lai hy.” Tạm cho vui là, “Nợ rượu (bằng credit card) chuyện thường ai cũng có, người sống đến tuổi 70 xưa nay (đốt đuốc đi tìm) khó thấy thôi”!

“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, núi bao nhiêu tuổi mới là núi non?” Bao nhiêu tuổi gọi là thọ?

Ngày xưa người Á Châu hay người Việt Nam có lễ Lục Tuần, hay Ðáo Tuế, tức là quay trở lại chu kỳ 60 năm. Ðây là nói về sự trở lại từ đầu của chuỗi 60 năm tổ hợp giữa Thập Can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và Thập Nhị Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Người 60 tuổi được gọi là “Kỳ Lão” vì đã đạt được “Hoa Giáp Chi Niên.” Thọ 70 hãy còn thuộc hạng, beginner, “Tiểu Thọ” hay đơn giản là “Thọ.” Khổng Tử nói: “Thất thập nhi tòng tâm...” Tuổi 70 là tuổi “làm những việc theo ý mình,” “life begins at 70” thưa quý vị. Người sống đến 80 tuổi, tức “bát thập kế chi,” được cho là “Trung Thọ.” Từ 80 tuổi trở lên, gọi là “Tản Thọ,” hay còn gọi là “Trượng Triều.” Gọi là “Trượng Triều” vì khoảng 4, 5 thế kỷ trước, số cụ bà hay cụ ông sống trên 80 chắc đếm được trên 10 đầu ngón tay. Các cụ này có quyền chống... gậy vào triều, muốn nói ngang nói dọc gì vua cũng tha cho. Các cụ trên 90 tuổi mới được gọi “Thượng Thọ,” 100 tuổi: “Cao Thọ,” 108 tuổi: “Trà Thọ.” Dừng ngang 108 vì có lẽ theo “số liệu thống kê” của quý cụ ngày xưa, chắc không có ai sống quá tuổi này. Còn tại sao lại gọi là “Trà Thọ,” không ai biết. Sẽ bàn về lợi ích của việc uống trà để đạt tuổi “Trà Thọ” trong một bài viết sau này.

Ở Âu Châu, theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, trước tuổi 65 còn là trung niên, từ 66-74 là người “hơi” cao tuổi một tí, còn người già bao gồm quý vị tuổi 75-90. Vị nào sống trên 90 đến 120 tuổi mới đạt danh hiệu “thượng thọ.”

Theo khoa học hiện nay, tuổi thọ trung bình tối đa của loài người vào khoảng 120 tuổi và có thể hơn thế nữa. Trong các loài động vật có vú cấp thấp khác, tuổi thọ trung bình dài gấp 5-6 lần giai đoạn trưởng thành của nó. Thí dụ, gần nhất, khỉ dã nhân (chimpanzee), trưởng thành khoảng tuổi 10-11, với tuổi thọ trung bình 50 đến 60. Vì thế, con người ta mọc răng khôn vào độ tuổi 20 đến 25, tuổi thọ trung bình trên lý thuyết có thể lên đến 100 tới 150. Với đà tiến triển của y khoa hiện đại, con số từ zero đến 150 không phải là khoa học viễn tưởng.

Nói tới khoa học, theo báo Natural Science, số gần đây, tuổi thọ trung bình của con người ngày nay đã tăng gấp đôi so với người tiền sử. Người thượng cổ trung bình sống đến 30 ngoài, người trung cổ 40, vì thế như đề cập trên đây, 50 là tuổi “tri thiên mệnh,” tuổi “biết trời, biết ta.” Tại Mỹ, một bé gái chào đời hôm nay, có thể sống trung bình tới tuổi 81, còn bé trai, 76. Cũng theo số liệu mới nhất của CIA World Factbook xuất bản tháng 7 năm 2012, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 72.41: với 75.16 cho quý bà và 69.95 cho quý ông. Có nghĩa là dưới vòm trời đất này, bất kỳ ở đâu, đàn bà sống lâu hơn đàn ông vì họ là phái mạnh, còn đàn ông là phái... yếu.

Switch mode views: