Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trump tăng mạnh áp lực : Trừng phạt thêm khoáng sản Iran

Iran trump



Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Panama City, Florida, ngày 8/05/2019.
REUTERS/Kevin Lamarque

 

Hôm qua 08/05/2019, đúng một năm sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước nguyên tử, Washington lại áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Teheran, trong bối cảnh Iran loan báo ngưng thực hiện một số cam kết trong văn bản này.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

« Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ liên quan đến các mặt hàng sắt, thép, nhôm và đồng của Iran.
Theo ông Donald Trump, đây là những nguồn thu nhập chính từ xuất khẩu của nước này, sau nguồn dầu lửa đã bị Mỹ cấm vận.

Trong quyết định được tổng thống Mỹ ký hôm qua, có thể đọc thấy câu :
 Chính sách của Hoa Kỳ luôn nhằm ngăn trở Iran triển khai vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, cùng chống lại ảnh hưởng tai hại của Iran tại Trung Đông.

Trong một thông cáo, tổng thống Donald Trump nhấn mạnh :
 Nhờ các động thái của chúng ta, chế độ Iran khó thể tài trợ cho các chiến dịch bạo lực và khủng bố, nền kinh tế của họ bị rơi vào suy thoái chưa từng thấy.
Nhà Trắng cảnh báo Teheran là chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực tối đa lên chế độ, cho đến khi các nhà lãnh đạo Iran thay đổi thái độ, quay lại bàn đàm phán.

 Và để kết thúc thông điệp hết sức cứng rắn này, ông Donald Trump tái khẳng định với vẻ ngây thơ, rằng ông hy vọng một ngày nào đó sẽ gặp gỡ những nhân vật có trách nhiệm của Iran để thương lượng một hiệp ước ».

Phản ứng của Đức - Pháp -Anh

Về phản ứng của ba nước châu Âu tham gia ký kết hiệp định Vienna 2015 về hạt nhân Iran, các nước này trước hết là có một lập trường đồng nhất để cố thuyết phục Teheran tuân thủ toàn bộ thỏa thuận này.

 Nhưng đây sẽ không phải là điều dễ dàng như tường trình của thông tín viên Pierre Benazet từ Bruxelles:

« Ba nước châu Âu ký kết hiệp định Vienna đồng ý với nhau ở một điểm : hiệp định phải sống sót.
Đối với chính phủ Pháp, không có gì tệ hại hơn là việc Iran rút khỏi hiệp định hạt nhân.

Nước Đức thì kêu gọi Iran thực thi toàn bộ hiệp định. Trong khi đó, Anh Quốc xem hiệp định này là rất quan trọng, chỉ trích quyết định của Iran, quốc gia mà theo lẽ phải tôn trọng các cam kết của mình.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, hôm thứ Bảy tuần trước, ba nước châu Âu nói trên vừa ký một thông cáo chung, thể hiện thái độ kiên quyết, lên án việc Hoa Kỳ tái lập các biện pháp trừng phạt Iran.

Trong thông cáo này, một mặt họ nhắc lại là Terheran phải tuân thủ các cam kết của mình, mặt khác họ cho rằng cần phải duy trì các trao đổi thương mại và nguồn tài chính với Iran.

Nhưng phải thừa nhận là cơ chế trao đổi hàng hóa mang tên Instex, do ba nước Anh, Pháp, Đức thiết lập để tiếp tục buôn bán với Iran, chủ yếu là trao đổi về thuốc men, lương thực, hoặc hàng cứu trợ nhân đạo.

Kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định Vienna cách đây một năm, các nước châu Âu đã không bảo đảm được các trao đổi thương mại với Iran và hiện giờ không rõ là khả năng hành động của họ sẽ như thế nào, bởi vì chẳng hạn như cơ chế Instex, được thông báo từ tháng Giêng vừa qua, cho tới nay vẫn chưa có hiệu lực.»

Switch mode views: