Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Giáo hoàng ra sắc chỉ thừa nhận phép lạ thứ hai của Mẹ Têrêsa

POPE-MOTHERTERESA

Một nữ tu dòng Thừa sai Bác ái cầu nguyện nhân ngày giỗ Mẹ Teresa tại Ấn Độ. Ảnh tư liệu ngày 05/09/2010.
REUTERS/Rupak De Chowdhuri/Files

Tòa thánh Vatican, hôm nay 18/12/2015, ra thông báo cho biết Giáo hoàng Phanxicô đã ra quyết định thừa nhận « phép lạ thứ hai » của Mẹ Têrêsa, Giải Nobel Hòa bình năm 1979.

Quyết định này mở đường cho việc phong thánh cho nhà hoạt động tôn giáo đã cống hiến cả đời mình cho những người nghèo khổ tại Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới.

AFP dẫn lại thông báo của Vatican, theo đó « Đức Thánh Cha đã cho phép Thánh bộ Giáo lý Đức tin ban hành các chỉ thị về phép màu nhờ việc cầu nguyện chân phước Têrêsa ở Calculta ».

Phép lạ thứ hai được gắn với Mẹ Têrêsa liên quan đến việc một kỹ sư Brazil 35 tuổi bị u não, đột ngột khỏi bệnh năm 2008.

Một ủy ban y học, họp tại Vatican ngày 10/09/2015, tuyên bố không thể dùng các lý do thông thường để giải thích việc khỏi bệnh kể trên.
 Một ủy ban thần học đã họp lại và nhất trí thừa nhận mối liên hệ giữa sự khỏi bệnh và việc cầu nguyện Mẹ Têrêsa.

Thời điểm phong thánh cho Mẹ Têrêsa hiện chưa được xác định chính thức, nhưng theo nhiều nguồn tin, gần như chắc chắn sẽ diễn ra vào chủ nhật 04/09/2016.

Mẹ Têrêsa, sinh năm 1910 trong một gia đình Albani ở Macedonia. Bà vào dòng tu năm 18 tuổi, và được cử đi Ấn Độ.
 Tại đây, Mẹ Têrêsa đã rời dòng này vào năm 1950để lập một dòng riêng, với tên gọi Dòng Thừa sai Bác ái.

Mẹ Têrêsa - được thế giới biết đến trong bộ áo sari trắng, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ - đã tận tụy phục vụ « những người nghèo khổ nhất trong số những người nghèo khổ », những người đau bệnh và người hấp hối.
Bà mất năm 1997. Cũng năm này, nhà hoạt động Công giáo được trao Giải Nobel Hòa bình.

Năm 2003, Mẹ Têrêsa được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước, sau khi phép lạ đầu tiên của bà được công nhận năm 2002.


Switch mode views: