Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Alibaba Trung Quốc mua lại tờ báo hàng đầu của Hồng Kông

ALIBABA

Ông Mã Vân (Jack Ma), chủ tập đoàn Alibaba, công ty vừa mua lại nhật báo South China Morning Post/Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông.
REUTERS/Tyrone Siu/Files

Thứ Sáu tuần trước, 11/12/2015, tập đoàn truyền thông khổng lồ của Trung Quốc Alibaba thông báo đã mua lại nhật báo Anh ngữ Hồng Kông, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng/South China Morning Post (SCMP).

Nhiều nhà quan sát cảnh báo, sau vụ sáp nhập, nhật báo nổi tiếng của Hồng Kông này có thể sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào Bắc Kinh.  
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng được mua lại với giá 2,06 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương 242,1 triệu euro).

Theo AFP, ông Thái Sùng Tín (Joseph Thai), Phó giám đốc điều hành của tập đoàn Alibaba, giải thích về mục tiêu của thương vụ này là để « mở rộng lượng độc giả cho tờ báo, nhờ ở phiên bản điện tử, có thể truy cập dễ dàng hơn ».
 Trong một bức thư gửi độc giả, được công bố sau vụ sáp nhập, Phó Giám đốc Alibaba cam đoan, tờ báo sẽ đi theo tôn chỉ « khách quan, chính xác và công bằng », và « sẽ dũng cảm đi ngược lại các quan điểm mang tính áp đặt ».

Về phần mình, lãnh đạo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cũng bày tỏ hy vọng, tập đoàn Alibaba có đầy đủ phương tiện để đưa báo đến với công chúng toàn cầu, đặc biệt với thế mạnh của công ty trong lĩnh vực di động số.

Theo một nhà nghiên cứu kỳ cựu người Hồng Kông, ông Lâm Lập Lam (Willy Lam), Chủ tịch tập đoàn Alibaba Mã Vân (Jack Ma) có « quan hệ rất mật thiết với chính quyền Trung Quốc », « tôi chắc rằng ông ấy không muốn có các bài viết gây rắc rối trên tờ SCMP ». « Công chúng hoàn toàn có lý do để lo ngại, đặc biệt do quá khứ của ông Mã Vân và tập đoàn Alibaba », nhà nghiên cứu Hồng Kông nhấn mạnh với AFP.

Trong một bài trả lời phỏng vấn được công bố trên trang mạng Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Phó Giám đốc Alibaba cáo buộc truyền thông Phương Tây thiên kiến.

Ông Thái Sùng Tín nhấn mạnh : « Nhiều nhà báo làm việc cho các phương tiện truyền thông Phương Tây có lập trường đối kháng với chế độ hiện hành tại Trung Quốc và vì vậy cách đưa thông tin của họ không công bằng.

Chúng tôi có cách nhìn nhận sự việc khác biệt, chúng tôi cho rằng hiện thực cần phải được giới thiệu đúng như những gì diễn ra ».

Ông Lâm Lập Lam, người đưa ra các nghi vấn nói trên, từng phụ trách ấn bản tiếng Trung của tờ báo từ năm 1989 đến năm 2000, khi ông bị sa thải. Lâm Lập Lam nhấn mạnh :
« Khó mà tưởng tượng được (lãnh đạo Alibaba) sẽ khoan dung đối với các bài báo phê phán, có thể mang lại một hình ảnh tiêu cực về đảng Cộng sản hay hệ thống chính trị Trung Quốc nói chung ».

Theo AFP, nói đúng ra, tính độc lập của ban biên tập tờ báo Hồng Kông đã bị nghi ngờ ngay từ khi báo được nhà tỷ phú Malaysia Robert Kuok mua lại năm 1992.
Tỷ phú Robert Kuok có rất nhiều quan hệ lợi ích tại Hoa Lục.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, được thành lập từ năm 1903, nổi tiếng do những bài viết sâu sắc về Hồng Kông, và cả về Trung Quốc.

Cũng như nhiều tờ báo giấy nổi tiếng gần đây trên thế giới, doanh số bán báo và quảng cáo của Bưu điện Hoa Nam buổi sáng liên tục sụt giảm, do không thích ứng được với các công nghệ tin học mới.

Alibaba mua trọn mạng « Youtube Trung Quốc »

YOKU logo
Logo của Youku-tudou
Ảnh wikipedia

Tập đoàn Alibaba, thường được ví như tập đoàn bán hàng trên mạng « eBay » hay « Amazon » Trung Quốc, thành lập năm 1999, với trang mạng Taobao, kiểm soát đến 90% thị trường giao dịch giữa các cá nhân với nhau trong lĩnh vực này.

Tập đoàn truyền thông khổng lồ của Trung Quốc vừa có một thương vụ lớn hơn.
Đầu tháng 11, Alibaba đã ký thỏa thuận mua lại toàn bộ trang mạng chia sẻ video trên internet Youku Tudou, được ví với « Youtube của Trung Quốc », với giá khoảng 3,7 tỷ đô la.

Cho dù được hơn 580 triệu người sử dụng hàng tháng (visiteur unique), chủ yếu từ Trung Quốc (bằng khoảng một nửa số « khách hàng » của Youtube), mạng Youku Tudou được coi là một thành công lớn.

 Số lượng người sử dụng Youku Tudou tăng nhanh hơn so với Youtube (theo bài của Nicolas Rauline, báo Les Echos, ngày 19/10/2015).

Theo trang mạng công nghệ tin học Pháp ngữ L’Usine Digital, thực ra phạm vi hoạt động của Youku Tudou là rộng hơn so với Youtube hay Netflix, mạng dịch vụ hàng đầu thế giới về phim, chương trình truyền hình trên điện thoại di động.

Trang mạng công nghệ tin học Pháp đã tiếp xúc với giám đốc phát triển thương mại của Youku Tudou, Rui Wen, tại một hội nghị công nghệ số toàn cầu (Digiworld Summit) tại Montepellier, từ ngày 17 đến 19/11.

Giám đốc trẻ của công ty vừa được Alibaba mua lại cho biết Youku Tudou sẵn sàng mở rộng hoạt động ngay tháng tới các website mới để phục vụ các khách hàng tại Hoa Kỳ và Úc, và trong quý một năm tới, tại Châu Âu.

Không chỉ phim ảnh, Youku Tudou còn mở rộng đối tượng sang cả các trò chơi, sách hay các nội dung khác trên web, kể cả các video tương tác gắn liền với các hoạt động thương mại điện tử e-commerce.

Giám đốc thương mại nêu ra một vài ví dụ về tính đa dạng của dịch vụ Youku Tudou. Hai thanh niên đã được Youku Tudou hỗ trợ để dựng một video đầu tay.

Chỉ trong một vài tháng họ đã tiến bộ đến mức mà hãng tiếp tục giúp họ làm một bộ phim dài.
Cuối cùng, một bài hát trong phần quảng cáo của bộ phim thứ hai của họ bất ngờ nhận được giải thưởng của một liên hoan phim Mỹ.

Một ví dụ khác là dịch vụ thương mại điện tử gắn liền với một chương trình phim dài tập trên TV.
Nếu muốn, khán giả chỉ cần kích vào món hàng mình yêu thích, như chiếc T-shirt của nhân vật trong phim.
Trang mạng công nghệ Pháp thuật lại, chỉ chưa đầy một tháng tung ra thị trường, dịch vụ giải trí thương mại nói trên đã thu hút 769 triệu khách ghé thăm, theo Youku Tudou.

Trên thực tế, cổ phiếu của Youkou Tudou, trong năm năm vừa qua, sau khi lên sàn chứng khoán, đã mất đi một nửa giá trị, trước khi phục hồi lại một chút trong năm vừa qua.
Thu nhập chủ yếu dựa vào quảng cáo, Youkou Tudou không tận dụng được gì từ thị trường này, đang trên đường suy giảm.

Cho dù tỏ ra hết sức hấp dẫn đối với công chúng Trung Quốc, vấn đề chính của Youkou là đã không tìm ra được một mô hình phát triển phù hợp.

Việc Alibaba mua lại Youkou Tudou có thể mang lại một định hướng phát triển hoàn toàn mới cho công ty kỳ lạ này.
Tờ báo mạng điện tử Pháp nhắc lại là Youkou đã xuất hiện và thử nghiệm trong lĩnh vực mạng chia sẻ video của Trung Quốc, vào năm 2003, hai năm trước Youtube.


Switch mode views: