Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Á : Interpol bắt 7 triệu đô la dược phẩm giả

thuoc gia


Một kho chứa thuốc giả Xanax, một loại thuốc chống chứng lo âu của hãng dược Pfizer.
AFP PHOTO / SWISS CUSTOMS ADMINISTRATION

Hôm qua 21/12/2015, tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol thông báo đã bắt giữ được một khối lượng thuốc giả khổng lồ, trị giá khoảng 7 triệu đô la, trong một chiến dịch nhắm vào 13 quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Theo AFP, tám mươi bảy người bị bắt giữ trong chiến dịch mang tên Storm VI, do Interpol tiến hành, phối hợp với cảnh sát quốc gia sở tại. Chiến dịch diễn ra tại Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Pakistan, Malaysia, Vietnam, Philippines, Miến Điện, Afghanistan, Lào, Cam Bốt.
Hơn 500 cửa hàng dược phẩm, và khoảng 100 địa chỉ trên mạng đã bị cảnh sát điều tra.

Thuốc kháng sinh, chống huyết áp, thuốc chữa rối loạn sinh lý nam giới, hay thuốc giảm cân nằm trong số các dược phẩm giả phổ biến nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, quy mô của nạn buôn bán dược phẩm giả mạo rất khó xác định.
Dược phẩm giả bành trướng mạnh tại một số nước Châu Á, Châu Mỹ Latinh và đặc biệt là Châu Phi, « những khu vực mà các hệ thống quy định kiểm soát dược phẩm và việc thực thi là yếu nhất ».

Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra con số khoảng 10% dược phẩm được lưu hành trên thế giới là hàng giả.
Thuốc giả là thủ phạm trực tiếp hoặc gián tiếp khiến khoảng 800.000 người tử vong hàng năm.
Tỷ lệ thuốc giả tại các nước đang phát triển ước tính 30%, trong khi tại các nước trỗi dậy khoảng 15%, còn ở các nước phát triển là 1%.

Riêng tại Châu Phi, tỷ lệ này có thể từ 30% đến 70%.
Đáng chú ý, có đến 50% dược phẩm bán qua mạng là hàng giả.

Đầu năm 2014, Interpol từng triển khai một chiến dịch lớn tại 110 quốc gia, bắt giữ 30 triệu đô la thuốc giả.
Những cuộc truy bắt dược phẩm giả nói trên dường như không thấm vào đâu so với doanh thu 200 tỷ đô la của thị trường ngầm khổng lồ này, theo Fondation Chirac.
Dược phẩm giả có thể mang lại lợi nhuận gấp từ 20 đến 45 lần so với buôn bán ma túy.

Switch mode views: