Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ chuẩn bị kỹ càng hơn Âu Châu để đối phó với khủng bố

WASHINGTON, DC (NV) - Hệ thống an ninh tình báo Mỹ rất sẵn sàng để đối phó với các cuộc tấn công của thành phần khủng bố như các vụ nổ bom tuần này ở Brussels, nhưng lại bị đe dọa bởi các cuộc tấn công khó lường của những người trở nên quá khích ngay trên nước Mỹ và sống hòa lẫn trong cộng đồng.

hoaky-an ninh

Cảnh sát canh gác phi trường Miami, Florida. (Hình: Joe Raedle/Getty Images)

Các cuộc tấn công của các cá nhân này - thường được gọi là các “con sói cô độc” - như từng xảy ra ở cuộc chạy đua Boston Marathon và ở San Bernardino, California, cho thấy nước Mỹ dễ bị bất ngờ trước các nỗ lực được coi là “không chuyên nghiệp,” trở nên quá khích ngay ở Mỹ, theo bản tin của tờ USA Today.

Các thay đổi trong phương cách chống khủng bố ở Mỹ đã được thi hành sau cuộc tấn công ngày 11 Tháng Chín, 2001, đưa đến việc chia sẻ tin tức tình báo thu thập được giữa các cơ quan liên hệ, theo lời bà Carrie Cordero, một cựu luật sư về an ninh quốc gia tại Bộ Tư Pháp.

“Tôi không nghĩ rằng sự kiện không có cuộc tấn công nào tại Mỹ như đã xảy ra ở Brussels là điều may mắn,” bà Cordero nói. “Các cuộc tấn công này chính là loại tấn công mà các nỗ lực chống khủng bố của chúng ta đã thực hiện để ngăn chặn.”

Hai anh em thực hiện cuộc nổ bom tự sát có tên trong danh sách cấm bay của chính phủ Mỹ, theo hai giới chức Mỹ hôm Thứ Năm.
Các phân tích gia an ninh cho hay sự khác biệt giữa Mỹ và Âu Châu về các biện pháp ngăn chặn khủng bố là ở thái độ đối với di dân và chia sẻ tin tức giữa các cơ quan công lực.

Ông Zuhdi Jasser, người sáng lập Diễn Ðàn Hồi Giáo Dân Chủ (AIFD), cho hay ở Mỹ người di dân được đón nhận và có được sự chấp nhận về khác biệt tín ngưỡng.
Ngược lại, cũng theo ông Jasser, nhiều người Hồi Giáo ở Âu Châu sống cả đời tại các quốc gia như Ðức hay Pháp mà không hề cảm thấy mình là người dân các quốc gia này.

Theo USA Today, ông Jasser cho biết rằng cũng có một số người Mỹ theo Hồi Giáo trở thành quá khích qua các phương tiện truyền thông, tài liệu hay tiếp cận với những thành phần có khuynh hướng bạo động, nhưng không nhiều và quá mức như ở Âu Châu “vì ở Mỹ không có quá nhiều các khu vực sống riêng rẽ.”
Và việc chia sẻ tin tức tình báo giữa các cơ quan công lực ở Âu Châu, đặc biệt là tại Bỉ, không chặt chẽ như ở Mỹ.

Mỗi quốc gia Âu Châu có cơ quan cảnh sát chống khủng bố riêng và luật lệ liên quan đến riêng tư cá nhân cũng khác nhau cùng là quyền hạn của các cơ quan này cũng không giống nhau, theo lời ông Clint Watts, một cựu giới chức chống khủng bố của FBI, nay làm việc tại Viện Nghiên Cứu Chính Sách Quốc Ngoại (FPRI) ở Philadelphia, bản tin USA Today cho hay. (V.Giang)

Switch mode views: