Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lái buôn Trung Quốc lừa mua cau non, dân Việt lại ‘chết đứng’


cau
Giá tăng vọt khiến người dân ồ ạt hái cau non để bán. (Hình: Dân Trí)

QUẢNG NGÃI, Việt Nam (NV) – Người dân Việt Nam từng bị lái buôn Trung Quốc lừa gạt nhiều lần, nay vẫn tiếp tục bị lừa qua trò trả giá rất cao để mua cau non, rồi từ chối không lấy hàng để các tiểu thương chết đứng.

Khác với những lần trước lừa người Việt Nam bán từ đỉa khô đến rễ cây rừng, theo báo Dân Trí hôm Thứ Bảy, khoảng một tuần qua, nhiều tiểu thương ở “đất ngàn cau” Sơn Tây của tỉnh Quảng Ngãi, “phải ngậm quả đắng vì thu mua cau non ồ ạt.” Thu gom hàng xong, “chỉ sau một đêm số cau này phải mang đổ vì thương lái Trung Quốc từ chối thu mua.”

Nguồn tin trên nói từ giữa Tháng Chín, khi giá cau ở các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khoảng 14,000 đến 18,000 đồng/kg, thì tại huyện Sơn Tây giá cau bị đẩy lên mức kỷ lục 25,000 đồng/kg. “Nguyên nhân do tiểu thương tranh nhau mua gom cả cau non lẫn cau già về sấy khô xuất bán sang Trung Quốc,” theo tờ Dân Trí.

Hối hả đi vơ vét được hàng tạ cau non xong “chỉ sau một đêm nhiều người rơi vào tình cảnh lao đao, khốn khổ chỉ vì thương lái Trung Quốc từ chối thu mua cau non, hàng trả về phải đổ bỏ.”

Nguồn tin thuật lời bà Nguyễn Thị Dung – một tiểu thương ở thôn Tang Via (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây), kể cho biết: “Thương lái ồ ạt thu gom cau xuất sang Trung Quốc với số lượng lớn nên giá cau sốt từng ngày. Từ 20,0000 đồng/kg đã tăng vọt lên 25,000 – 26,000 đồng/kg chỉ sau vài ngày.”

Để đáp ứng nhu cầu, các chủ lò sấy phải thu mua cả cau non lẫn cau già để sấy, xuất cau sang Trung Quốc. Tưởng đây là cơ hội làm ăn hiếm có, trong những ngày đầu Tháng Mười, thương lái mua cau xuất sang Trung Quốc đột ngột giảm giá xuống còn 18,000 đồng/kg, sau đó thì ngừng thu mua cau non.

“Chỉ sau một đêm tôi lỗ mấy chục triệu. Ba tấn cau xuất đi bị trả về 800 kg cau non phải đổ bỏ. Số cau đủ chuẩn cũng bị hạ giá khiến tôi lỗ 6,000 đồng/kg,” theo lời bà Dung.

Một người khác, tiểu thương tên Hưng ở thôn Huy Măng (xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây) bị lỗ hơn 40 triệu đồng vì xe cau vừa bị trả về.

“Giá cau sốt quá nên thương lái xuất cau sang Trung Quốc cũng chấp nhận mua cau non, thấy thế nên có bao nhiêu cau non tôi cũng mua hết. Ai ngờ họ đột ngột dừng thu mua khiến mình ôm quả đắng,” Ông Hưng chia sẻ, “Mọi năm, cau xuất sang Trung Quốc phải đạt chất lượng, chưa có hạt, không non cũng không già. Không hiểu sao năm nay họ mua cả cau non nên không chỉ tôi mà hầu hết các chủ lò sấy đều bị lừa,” anh Hưng phân trần.

Trước chuyện xảy ra ở huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi, lái buôn Trung Quốc từng thư mua cao non ở Phong Điền, Cần Thơ với giá từ 50,000 đồng đến 60,000 đồng mỗi ký.

Cũng khoảng một tuần lễ trước khi có “dịch” thu vét cau non ở Sơn Tây, người dân trồng quế ở huyện Quế Phong, Quảng Ngãi, cũng thấy có nhiều người đi thu mua lá của cây quế được nói để bán cho con buôn người Trung Quốc. Từ trước tới giờ, người trồng quế chỉ bán bỏ, thân cây quế chứ chưa bao giờ thấy có người muốn mua lá.

Giữa Tháng Bảy, báo chí trong nước cho hay nhiều người ở tỉnh Nghệ An đi thu mua đỉa với giá từ 400,000 – 600,000 đồng/kg nên nhiều người dân ở các xã vùng cao của huyện Quế Phong (Nghệ An) đã đổ xô ra đồng bắt đỉa bán cho thương lái. Loài đỉa hút máu người ai nhìn cũng sợ, vì vậy nhiều người băn khoăn không biết thương lái thu mua để làm gì?

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tiền Phong, từ cuối Tháng Sáu đến nay, tại các xã Châu Thôn, Châu Kim, Tiền Phong, Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An) một số người dân đã tỏa ra các cánh đồng để tìm bắt đỉa, mang về bán cho thương lái với giá cao. Đây là một trò lừa đã từng xảy ra mấy năm tại nhiều địa phương khác nhau chứ không chỉ tại một tỉnh.

Cứ một vài tuần lễ, người ta lại thấy có tin tức con buôn người Trung Quốc lừa từ nông dân đến tiểu thương ở Việt Nam về một loại hàng hóa gì đó. Hồi Tháng Năm là mua dứa non, mận non, bưởi non. Tháng đầu năm 2017 là mua rễ cây “na rừng.” Tháng Mười Một, 2016 là mua cây dương xỉ. Họ cũng từng làm nông dân trồng thanh long, vải, dưa hấu, ớt, sắn điêu đứng. (TN)

Switch mode views: