'Cuộc chiến' mang tên 'bia' ở Sài Gòn
- Thứ Bảy, 19 tháng Chín năm 2015 10:43
- Tác Giả: Văn Lang
SÀI GÒN (NV) - Với chỉ hai nhà máy bia nhỏ từ thời Pháp thuộc, một tại Sài Gòn do ông Victor Larue sáng lập từ 1875 (tới 1927 thì sáp nhập vào hãng BGI), một tại Hà Nội do ông Hommel sáng lập năm 1890, hiện nay số nhà máy sản xuất bia đã tăng lên xấp xỉ con số 600 trên toàn cõi Việt Nam.
Ði kèm với số nhà máy bia hùng hậu này là sản lượng đạt gần 2 tỷ lít/năm; và lượng tiêu thụ bia của người Việt đạt trên 3 tỷ lít/năm.
Gian hàng của bia Sài Gòn tại triển lãm đồ uống Sài Gòn 2015. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Riêng tại Sài Gòn có hàng trăm thương hiệu bia trong và ngoài nước hiện diện.
Sài Gòn, “thủ đô ăn nhậu” của cả nước thực sự là một thương trường-chiến trường cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu bia trong nước và quốc tế.
'Thế chân vạc' của bia nội địa
Dẫn đầu đệ tam anh hào, thống lĩnh thị trường bia Sài Gòn và toàn quốc phải kể tới công ty bia Sài Gòn (Sabeco). Công ty này chiếm tới 47.5% thị phần, với hơn 10 nhà máy sản xuất bia trải dài cả ba vùng lãnh thổ Bắc-Trung-Nam.
Kế đến là công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam (VBL), chiếm 18.2% thị phần.
VBL là công ty liên doanh giữa Asia Pacific Brewery Limited (APB) của Singapore với công ty thương mại Sài Gòn (Satra). APB nổi tiếng ở Châu Á với nhãn hiệu bia Tiger. Tới 2012, APB bị Heineken thâu tóm và trở thành Heineken Asia Pacific Pte Limited. Như vậy công ty TNHH nhà máy bia VN (VBL) thuộc tập đoàn bia Heineken - một trong tứ đại gia của làng bia toàn cầu.
VBL có nhà máy sản xuất bia Heineken và bia Tiger tại khu Tân Thới Hiệp, quận 12, Sài Gòn. Ngoài ra,VBL còn đặt nhà máy sản xuất bia Larue tại Ðà Nẵng.
Ngôi vị thứ ba, thuộc về công ty bia Hà Nội (Habeco), chiếm 17.3% thị phần.
Ba đại gia bia kể trên chiếm gần 85% thị phần bia. Phần còn lại thuộc về bia ngoại nhập và các thương hiệu bia sản xuất trong nước khác, như: Bia Huda (Huế), bia Ðại Việt, bia zorok, bia Halida, bia Sapporo (Nhật Bản), bia Sư Tử Trắng (Phú Yên)...
Ðiều đáng nói là, đứng đằng sau các thương hiệu bia bị coi như là đám “quần hùng” kia, chính là tập đoàn bia hùng mạnh trên giang hồ bia quốc tế - tập đoàn bia Carlsberg.
Logo được kết bằng lon bia tại triển lãm đồ uống (chủ yếu là bia) Sài Gòn 2015. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Cạnh tranh ráo riết
Lợi thế của bia Sài Gòn là tại hầu hết vùng lãnh thổ đều có nhà máy bia và đại lý do đó dễ dàng cho việc tiêu thụ. Nhưng thị trường trên vẫn bị VBL với sản phẩm bia Heineken và Tiger khống chế. Bia Sài Gòn đã cố gắng tiến chiếm dòng bia cao cấp với sản phẩm bia Sài Gòn Special nhưng thất bại.
Dù chiếm tới 47.5% thị phần so với 18.2% của VBL, nhưng lợi nhuận thu được của bia Sài Gòn vẫn thấp hơn VBL.
Một số hãng khác cũng cố gắng cạnh tranh với Heineken và Tiger của VBL như công ty bia Hà Nội với dòng sản phẩm bia Trúc Bạch, bia Phú Yên với sản phẩm bia Sư Tử Trắng... nhưng đều không thắng nổi uy lực trầm hùng của cọp Tiger.
Nếu như trước kia, một tổng giám đốc của bia Sài Gòn đã từng tuyên bố: Bia Sài Gòn không cần quảng cáo thì chỉ nội riêng trong năm 2013, bia Sài Gòn đã phải bỏ ra 1,000 tỷ đồng để quảng cáo, tiếp thị.
Chưa kể là, năm ngoái huyện Kỳ Anh, thuộc tỉnh Hà Tĩnh, đã ra chỉ thị bằng văn bản hẳn hoi. Bắt buộc các ban ngành trong huyện, cũng như nhà hàng, quán nhậu, quán karoake... phải sử dụng bia Sài Gòn.
Và mới đây, sau khi văn phòng tỉnh Hà Tĩnh dùng công văn “hỏa tốc” yêu cầu các ban ngành trong tỉnh phải uống bia Sài Gòn. Thì có tới 7 vị của Sở Giáo Dục tỉnh phải làm kiểm thảo vì tội bất tuân thượng lệnh, dám... không uống bia Sài Gòn.
Vấn đề là, nhà máy bia Sài Gòn đặt tại tỉnh Hà Tĩnh hàng năm đóng góp cho tỉnh tới trên 17% ngân sách của tỉnh.
Trên 10 năm trước, thị trường bia từ Huế trở ra tới Thanh Hóa thuộc “độc quyền” của bia Huda. Thương hiệu bia Huda là do công ty liên doanh giữa Huế và tập đoàn bia Carlsberg của Ðan Mạch. Lúc đầu (1994) tỉ lệ góp vốn giữa hai bên là 50-50, nhưng gần đây hãng Carlsberg đã mua đứt số cổ phiếu còn lại để trở thành chủ nhân duy nhất của Huda. Carlsberg đã bắt đầu đưa Huda lặng lẽ tiến vô chiếm thị phần ở Sài Gòn sau khi đã chiếm thị phần ở Trung và Bắc.
Gian hàng của bia Hà Nội tại triển lãm đồ uống Sài Gòn 2015. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Nếu như dân uống bia ở Huế tự hào với bia Huda, dân Ðà Nẵng thích Larue xanh, dân Hà Nội thì đa phần chỉ thích bia... Hà Nội. Còn dân Sài Gòn thì bia gì cũng uống, dù tiêu thụ mạnh nhất vẫn là bia Sài Gòn, đó là do uống quen chứ không phải do thái độ “bảo hộ.”
Công ty bia Hà Nội năm ngoái đã khánh thành nhà máy bia tại khu công nghiệp Bà Rịa-Vũng Tàu, khắc phục việc vận chuyển đường xa để đổ quân vào thị trường ăn nhậu lớn nhất nước là Sài Gòn.
Trong khi một số sản phẩm bia khác thì biến mất khỏi thị trường Sài Gòn do không cạnh tranh nổi. Như bia Laser của tập đoàn T.H.P, hay như bia Foster's của Úc.
Chưa có hồi kết
Với thị trường bia tăng trưởng từ 12 tới 15% một năm,Việt Nam đứng hàng đầu Ðông Nam Á và hạng 3 Châu Á (chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản) về sản lượng tiêu thụ bia...
Việt Nam và Sài Gòn tiếp tục được các ông lớn bia thế giới ào ạt đổ quân.
Năm 2011, tập đoàn bia hàng đầu Nhật Bản là Sapporo khánh thành nhà máy bia đầu tiên của họ tại Long An.
Tháng 5 năm 2015, tập đoàn bia hàng đầu thế giới Anheuser-Busch Inbev khánh thành nhà máy bia đầu tiên tại tỉnh Bình Dương,bắt đầu sản xuất bia Budweiser cho thị trường bia Sài Gòn thêm sôi động...
Trong khi đó tập đoàn bia Carlsberg đang hoàn thành thủ tục để tăng cổ phần tại công ty bia Hà Nội(Habeco) từ 17.8% lên 30%.
Sau khi đã chiếm trọn cổ phiếu tại Huda.Và bắt đầu đổ quân vô Sài Gòn.
Tỷ phú Thái Lan, chủ nhân của tập đoàn Thai Bev, đang đánh tiếng, thăm dò muốn mua từ 40% tới 53% cổ phiếu của công ty bia Sài Gòn (Sabeco).
Việt Nam là quốc gia có giá bia rẻ nhất thế giới, chỉ đứng sau Ukraine. Lý do vì bia sản xuất tại Việt Nam vẫn chưa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngày nay, tại Sài Gòn cũng như toàn cõi Việt Nam cứ hễ ra đường là gặp... bợm nhậu, quán nhậu.
Có lẽ công lao duy nhất của mấy nhà máy bia liên doanh ngoại quốc là đã đuổi được bia Vạn Lực của Tàu, thập niên 80 từng thống trị tại Việt Nam từ Ải Nam Quan tới tận mũi Cà Mau, về bên kia biên giới.
Related news items:
Tin mới
- Thực tế chương trình bảo hiểm y tế trẻ em ở vùng núi - 30/09/2015 16:03
- Bờ biển Việt Nam đang rơi dần vào tay Trung Quốc - 30/09/2015 15:53
- Trung Thu Việt Nam hay Trung Thu Trung Quốc ? - 29/09/2015 16:02
- Sài Gòn, phố bỗng là dòng sông uốn quanh - 27/09/2015 01:09
- Kiểu đánh cá tận diệt bằng máy châm điện - 24/09/2015 10:10
- Cuộc sống tất bật của gia đình sinh 7 ở Mỹ - 24/09/2015 09:57
- Ngư dân Lý Sơn treo lưới bỏ nghề vì Trung Quốc - 24/09/2015 09:03
- Tàu đánh cá nào của Việt Nam cũng có thể phát nổ - 21/09/2015 14:43
- Hàng ngàn con hải sâm dạt vào bờ biển Phú Quốc Sunday, September 20, 2015 11:26:12 AM - 21/09/2015 14:36
- Chủ máy gặt thất thu, vì sao? - 19/09/2015 15:42
Các tin khác
- Little Saigon: 'Share phòng' và những rắc rối với hàng xóm - 18/09/2015 19:05
- Bao giờ nông dân Việt mới hết khổ vì trái cây Trung Quốc - 16/09/2015 15:53
- Chợ quê nay còn đâu? - 15/09/2015 16:43
- Trung Quốc giành cả lồng đèn Trung Thu trên đất Việt - 13/09/2015 15:02
- Nông thôn ô nhiễm - 09/09/2015 23:46
- Phố bỗng thành sông - 09/09/2015 23:40
- Chàng trai Thái đi tìm cô gái Việt từng đoạt HC Vàng SEA Games (Kỳ 2) - 07/09/2015 10:18
- Chàng trai Thái đi tìm cô gái Việt từng đoạt HC vàng SEA Games - 06/09/2015 16:44
- Một mảnh đời hát rong - 06/09/2015 16:24
- Thất nghiệp và nghèo đói làm gia tăng đội ngũ cửu vạn - 05/09/2015 14:38