Huế và ngã tư ăn uống
- Thứ Bảy, 28 tháng Ba năm 2015 10:54
- Tác Giả: Nguyễn Tấn Cứ
HUẾ (NV) - Người ta nói “mọi cuộc tình đều đi qua bao tử” không sai chút nào khi bạn đi qua con đường này. Một ngã tư quốc tế về ẩm thực với đủ mọi món ngon đặc trưng của Huế như xôi thịt hon, thịt quay, bún bò, bánh canh, bánh bèo, bánh xèo, cơm hến,...
Thực khách của nó chính là những sinh viên học sinh, văn nghệ sĩ doanh nhân của hai ven bờ sông Hương với túi tiền eo hẹp nhưng lại muốn ăn ngon như một kẻ giàu có - và ngược lại rất sang trọng nhưng muốn hà tiện như một kẻ nghèo khó.
Ngã tư giữa Trương Ðịnh và Phạm Hồng Thái. (Hình: Nguyễn Tấn Cứ/Người Việt)
Ðôi khi khẩu phần ăn cũng rất đáng ngạc nhiên bởi giá cả phải chăng một cách không thể tin được với biểu đồ 5 ngàn cho một ly café và chỉ có 20 đến 25 ngàn đồng cho một tô bún ngon đồng hạng cho cùng những món khác.
Bởi vậy khi muốn chiêu đãi một ai đó - khách từ phương xa đến - có một bữa ăn ngon đậm đặc chất Huế dân ở đây thường hỏi, “Bạn muốn ăn món gì?” Khi đã biết được yêu cầu cần thiết thì alô lên đường ngay và nơi đến dĩ nhiên là “Ngã tư ăn uống” nằm trên giao lộ giữa Trương Ðịnh và Phạm Hồng Thái.
Một ngã tư nằm ngay bên bờ sông Hương kề con đường Lê Lợi. Vây quanh là những công sở trường đại học-trung học lừng danh của Huế một thời xưa và nay. Nơi đây với những quán càfé bụi-vỉa hè ngập đầy lá rụng - nằm rợp dưới bóng cây xanh của những triết gia đang trầm ngâm tuổi trẻ.
Ở đây lúc nào cũng đông nghịt những người thích café “bụi” ngồi bệt hoặc ghế nhựa với đủ mọi thành phần nhưng đông nhất vẫn là những đôi tình nhân sinh viên trẻ măng, những ông bà cử nhân của tương lai.
Họ là những người mà thoạt nhìn vào ai cũng tưởng “vô công rỗi nghề” không biết làm gì mới “ngồi đồng” suốt ngày trong những quán café đó như một tay quan chức của chính quyền ngồi trong xe hơi máy lạnh lướt ngang qua nhìn một cách khó chịu bực bội càm ràm khó chịu.
Một tô bún điểm tâm buổi sáng ở ngã từ Trương Ðịnh, Phạm Hồng Thái. (Hình: Nguyễn Tấn Cứ/Người Việt)
Nhà thơ Võ Quê không ngạc nhiên khi biết tôi có ý định sẽ viết về cái ngã tư ăn uống nầy. Ông hiểu với Huế thì mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi cũng như người Huế không bao giờ thay đổi khẩu vị “chính trị hoàng thân quốc thích” của mình. Cũng như họ không bao giờ nguôi ngoai về những kỷ niệm Mậu Thân chiến cuộc đau thương của mình.
Bởi vậy nên khi thức dậy việc đầu tiên của người bạn thơ là hỏi tôi “muốn ăn gì” với thực đơn được liệt kê ra trong trí nhớ và dĩ nhiên mọi sự đều thực hiện với một hồi ức - thong dong trong một buổi sáng Xuân khi gió mùa kế bên dòng Hương Giang vẫn còn đang lờ lững.
Ăn cơm Huế dĩ nhiên là phải nghe giọng Huế. Uống càfé Huế đương nhiên cũng không khác hơn - cần phải có chất Huế đặc sệt. Cũng như uống rượu cần phải say - nơi đây ở cái ngã tư hoang đường này xuôi dọc theo con phố đi bộ Nguyễn Ðình Chiểu đổ xuống bờ sông Hương bạn sẽ được chiêm nghiệm điều nầy sau khi đã no say bởi những món ăn... Huế.
Hình như Huế có một thứ tố chất không thể thay đổi trong giao dịch ẩm thực đó là sự mặn mà nồng ấm trong quan hệ giao tiếp.
Khi ăn uống người ta cố gắng không làm tổn thương nhau cho dù đó là một kẻ thù “bất đắc dĩ” không mời mà gặp - dù lòng có ghen ghét nhau ghê gớm. Người Huế chính hiệu luôn dịu dàng và khiêm tốn đến mức quên lãng những phiền muộn vốn dĩ đã ăn sâu vào tâm tưởng.
Ông bạn tôi nói “Ngã tư ăn uống” là một nơi như vậy không có gì mới hơn, vì dường như ở đây “một nơi mọi người đều quen nhau.” Dường như người ta đã ngồi “ẩm thực” với nhau từ khuya lơ như cuộc đời này, hay khi giang hồ dừng bước - bạn được ai đó nhã nhặn mời đến nơi này để “ăn uống” thật ngon và rồi nói lời từ biệt.
Related news items:
Tin mới
- Lễ và lụt ở Thừa Thiên – Huế và miền Trung - 05/04/2015 17:05
- Ẩm thực ở Sài Gòn: ‘Tí hon’ bị ‘khổng lồ’ nắm gót chân - 05/04/2015 16:57
- Bạo lực học đường - 02/04/2015 13:28
- Nỗi đau Formosa, Hà Tĩnh - 02/04/2015 13:23
- Ðình công của công nhân Sài Gòn có thể lan rộng - 02/04/2015 12:58
- Đình công lớn ở Pouyuen, Sài Gòn - 01/04/2015 22:31
- Quảng Nam-Quảng Ngãi, lụt giữa mùa Xuân - 01/04/2015 11:07
- Lấp sông Đồng Nai, một hiểm họa khó lường - 29/03/2015 19:59
- Chuyện bốc mộ tù cải tạo ở miền Bắc - 29/03/2015 19:52
- Hội An hàng quán - 26/03/2015 17:00
Các tin khác
- Xích lô Sài Gòn thời 'mạt vận' - 19/03/2015 16:47
- Số phận những phụ nữ dân tộc thiểu số - 14/03/2015 15:17
- Dòng Chúa Cứu Thế khám bệnh cho hơn 150 thương phế binh VNCH - 14/03/2015 14:37
- Cựu binh chiến tranh VN từ Virgin Islands và những vết sẹo khó phai - 12/03/2015 15:57
- Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma? - 12/03/2015 15:12
- Những ngôi mộ bị hành hạ - 11/03/2015 18:19
- Người dân Đà Nẵng mất Bà Nà - 11/03/2015 18:12
- Sài Gòn thời phở và hủ tiếu cạnh tranh - 11/03/2015 17:48
- Kỹ nghệ đưa sản phụ Trung Quốc vào Mỹ sinh con (kỳ cuối) - 11/03/2015 01:45
- Sau Tết, công nhân gian nan tìm việc - 09/03/2015 19:44