Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam, biểu tình bị giải tán
- Thứ Sáu, 06 tháng Mười Một năm 2015 10:14
- Tác Giả: VOA
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đón tiếp tại Hà Nội, ngày 5/11/2015.
05.11.2015
Ông Tập Cận Bình tới Việt Nam hôm nay, bắt đầu chuyến công du hai ngày, trong khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và TP HCM bị giải tán, và tin cho hay, “có đổ máu”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cùng phu nhân Bành Lệ Viên tới sân bay Nội Bài vào buổi trưa, và sau đó được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức đón tiếp tại Phủ Chủ tịch.
Truyền thông trong nước đưa tin, 21 phát đại bác được bắn từ Hoàng thành Thăng Long để chào đón ông Tập tới Việt Nam.
Trong tuyên bố phát đi khi đặt chân tới phi trường, ông Tập được trích lời nói rằng “Trung Quốc hết sức coi trọng tình hữu nghị giữa hai nước”.
Theo báo chí Việt Nam, nguyên thủ quốc gia đông dân nhất thế giới còn nói thêm rằng Việt Nam và Trung Quốc là "láng giềng hữu nghị núi sông liền một dải, chế độ chính trị giống nhau, con đường phát triển tương đồng, tiền đồ vận mệnh tương quan".
Khoảng tầm hơn 9 giờ thì anh em bắt đầu biểu tình. Có đi diễu hành được một đoạn và hô vang những khẩu hiệu như “Đả đảo Tập Cận Bình” hay “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”...Cuộc biểu tình đã bị đàn áp rất dã man, rất nhiều người bị đánh ngất xỉu, trong đó đặc biệt là anh Trần Bang bị đánh vỡ xương ngay bên mắt trái, và hiện vẫn đang phải nằm bệnh viện.
Anh Peter Lâm Bùi, một người biểu tình, cho biết.
Ngoài ra, ông Tập cho biết Trung Quốc "nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cùng nhau thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, phát triển ổn định, lành mạnh và lâu dài".
Người dân mang biểu ngữ xuống đường biểu tình chống Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 5/11/2015.
Trong khi ông Tập được quan chức Việt Nam tiếp đón “trọng thể với nghi thức cao nhất dành cho lãnh đạo cấp cao”, thì tại các cơ sở ngoại giao của Trung Quốc ở Hà Nội và TP HCM, an ninh ở bên ngoài đã được tăng cường nghiêm ngặt.
Những người biểu tình không thể tiếp cận đại sứ quán cũng như lãnh sự quán Trung Quốc nên phải thể hiện sự phản đối ở những địa điểm cách xa hai nơi này.
Anh Peter Lâm Bùi, một người biểu tình, cho biết hàng chục người tham gia phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình ở trung tâm TP HCM đã bị giải tán sau ít phút tập hợp. Anh kể lại với VOA Việt Ngữ:
“Khoảng tầm hơn 9 giờ thì anh em bắt đầu biểu tình. Có đi diễu hành được một đoạn và hô vang những khẩu hiệu như “Đả đảo Tập Cận Bình” hay “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”. Sau đó khoảng 10 – 15 phút thì người ta ngăn cản. Một số anh em thì ngồi xuống tọa kháng tại chỗ và hát các bài hát đấu tranh. Sau đó thì bên lực lượng an ninh, công an người ta vào người ta đàn áp. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp rất dã man, rất nhiều người bị đánh ngất xỉu, trong đó đặc biệt là anh Trần Bang bị đánh vỡ xương ngay bên mắt trái, và hiện vẫn đang phải nằm bệnh viện”.
Người dân mang biểu ngữ xuống đường biểu tình chống Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 5/11/2015.
Người dân mang biểu ngữ xuống đường biểu tình chống Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 5/11/2015.
Trong đoạn video dài một phút lan truyền trên mạng, có thể thấy cảnh lộn xộn, hỗn loạn trong khi người biểu tình và lực lượng an ninh giằng kéo nhau.
Trong khi máu chảy dài trên mặt, ông Trần Bang, một người biểu tình, vẫn hô to: “Đây là vết máu của Tập Cận Bình! Vì Tập Cận Bình mà tôi bị đánh”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với đại diện của công an TP HCM để hỏi về vụ việc.
Trong hai ngày thăm Việt Nam, ngoài việc hội đàm với các quan chức cấp cao, ông Tập còn tham dự cuộc gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt – Trung cũng như phát biểu tại Quốc hội Việt Nam vào ngày mai.
Ông Vũ Xuân Hồng, đại biểu quốc hội Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng “đây là một sự kiện rất là quan trọng” và “chắc là sẽ có những thông điệp rất là quan trọng cho quan hệ của hai nước”
Cựu chủ tịch Hội nghị sĩ Việt - Mỹ nói thêm:
“Trong chuyến thăm lần này thì lãnh đạo của hai nước sẽ cùng nhau trao đổi, thống nhất lại những nhận thức chung của hai bên, trong phát triển quan hệ của hai nước. Tôi nghĩ rằng ông Tập Cận Bình sẽ đề cập tới các nhận thức chung đó, và đồng thời sẽ nói lên những quan điểm của Trung Quốc về tình hình quốc tế, về phát triển của Trung Quốc, về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới và trong tương lai. Tôi nghĩ rằng vấn đề biển Đông là một trong những vấn đề Việt Nam và Trung Quốc đang cùng nhau xử lý và giải quyết. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một vấn đề mà chắc là sẽ được đề cập tới trên tinh thần cùng nhau xử lý và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với mong muốn của nhân dân hai nước và nhân dân khu vực.”
Theo báo chí trong nước, ông Tập là nguyên thủ đầu tiên phát biểu tại Quốc hội Việt Nam trong 10 năm trở lại đây.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ông Tập Cận Bình đến thăm và phát biểu tại Quốc hội Việt Nam là theo đề nghị của Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng vấn đề biển Đông là một trong những vấn đề Việt Nam và Trung Quốc đang cùng nhau xử lý và giải quyết. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một vấn đề mà chắc là sẽ được đề cập tới trên tinh thần cùng nhau xử lý và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với mong muốn của nhân dân hai nước và nhân dân khu vực
Ông Vũ Xuân Hồng, đại biểu quốc hội Việt Nam, nói.
Theo báo chí trong nước, ông Tập là nguyên thủ đầu tiên phát biểu tại Quốc hội Việt Nam trong 10 năm trở lại đây.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ông Tập Cận Bình đến thăm và phát biểu tại Quốc hội Việt Nam là theo đề nghị của Trung Quốc.
Theo ông Phúc, Việt Nam hiện “chưa nắm được nội dung bài phát biểu của ông Tập. "Phải chờ sau cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và ông Tập Cận Bình, chúng tôi mới biết ông Tập phát biểu nội dung gì trước Quốc hội Việt Nam", ông Phúc nói.
Vài ngày trước, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đàng, một tổ chức dân sự ở Sài Gòn, kêu gọi các đại biểu quốc hội Việt Nam tẩy chay diễn văn của ông Tập Cận Bình trước cơ quan lập pháp này.
Truyền thông trong nước trước đó dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng trong khi ông Tập ở Việt Nam, hai bên sẽ “trao đổi tất cả các nội dung lớn trong quan hệ giữa 2 nước mang tầm chiến lược, phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại”.
“Đương nhiên không những tăng cường quan hệ 2 nước trên các lĩnh vực mà những vấn đề gì trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông”, ông Minh được trích lời nói.
Related news items:
Tin mới
- Điểm Báo Pháp Quốc ngày 10-11-2015 - 10/11/2015 20:54
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 09-11-2015 - 09/11/2015 19:38
- Bầu cử Miến Điện : Đối lập trên đà thắng lớn - 09/11/2015 18:07
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 08-11-2015 - 08/11/2015 23:33
- « Đại cục » của ông Tập Cận Bình không lừa được người dân Việt - 08/11/2015 21:34
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Nga đi sai đường tại Syria - 08/11/2015 11:33
- Tiếng động bí hiểm trên chiếc máy bay xấu số rơi tại Ai Cập - 08/11/2015 11:30
- Truyền thông Pháp: Hộp đen cho thấy máy bay Nga bị đánh bom In - 07/11/2015 10:40
- Dự Luật Tôn Giáo của Việt Nam gây quan ngại - 07/11/2015 10:36
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Biển Đông, đổ lỗi TQ gây căng thẳng - 06/11/2015 10:22
Các tin khác
- Chủ tịch Trung Quốc sẽ được tiếp đón bằng nhiều cuộc biểu tình ở VN? - 05/11/2015 10:26
- Anh: Máy bay Nga có thể đã bị đánh bom - 05/11/2015 10:19
- Mỹ phát hiện đốm lóe nhiệt ở Sinai khi máy bay Nga rơi - 04/11/2015 10:36
- Hải quân Mỹ sẽ tuần tra 8 lần một năm ở Biển Đông - 04/11/2015 10:31
- Trước 10 ngàn giáo dân, linh mục Đặng Hữu Nam dõng dạc lên tiếng: "Đừng bao giờ tin cộng sản!" - 03/11/2015 22:09
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 03-11-2015 - 03/11/2015 21:40
- Trung Quốc điều phản lực cơ chiến đấu ra đảo Phú Lâm - 03/11/2015 11:01
- ASEAN lo ngại tranh chấp biển Đông có thể vượt khỏi tầm kiểm soát - 03/11/2015 10:56
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 02-11-2015 - 02/11/2015 22:20
- Nga tưởng nhớ các nạn nhân tai nạn rớt máy bay ở Ai Cập - 02/11/2015 11:21