Hoa Kỳ trừng phạt một công ty xuất khẩu vũ khí Nga
- Thứ Sáu, 04 tháng Chín năm 2015 20:36
- Tác Giả: Thụy My
Trực thăng Nga MI-17 của quân đội Pakistan. Năm 2013, Mỹ có mua trực thăng Mi-17 của tập đoàn Nga Rosoboronexport để cung ứng cho lực lượng an ninh Afghanistan.
REUTERS/Mian Khursheed
Chính phủ Mỹ đã quyết định trừng phạt tập đoàn quốc doanh Nga Rosoboronexport chuyên xuất khẩu thiết bị quân sự, vì đã vi phạm luật của Hoa Kỳ hạn chế việc buôn bán vũ khí với Iran, Bắc Triều Tiên và Syria ; và như vậy, sắp tới quân đội Mỹ không thể mua thiết bị từ công ty này.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo lệnh trừng phạt này vào hôm thứ Tư 2/9.
Hôm qua, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết năm 2013 Mỹ có mua trực thăng Mi-17 của Rosoboronexport để cung ứng cho lực lượng an ninh Afghanistan.
Việc quân đội Mỹ mua thiết bị của công ty Nga chuyên bán vũ khí cho chính quyền Bachar Al Assad đã gây ra những chỉ trích tại Quốc hội, từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Nhiều công ty khác của Nga, Trung Quốc và Soudan cũng có mặt trong « danh sách đen » của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao Nga lên án lệnh trừng phạt mới của Mỹ, nói rằng Matxcơva sẽ có những biện pháp trả đũa.
Luật cấm phổ biến vũ khí hạt nhân cấm đoán việc trao đổi với Iran, Bắc Triều Tiên và Syria các loại hàng hóa, dịch vụ hay công nghệ được sử dụng để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, tên lửa hành trình, hỏa tiễn đạn đạo.
Nga đã ủng hộ Tổng thống Syria, Bachar Al Assad trong cuộc nội chiến kéo dài bốn năm rưỡi qua, kể cả việc cung cấp các thiết bị quân sự.
Còn Iran và Bắc Triều Tiên đang bị Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí. Lệnh trừng phạt mới cấm chính phủ Mỹ mua bán hàng hóa hay dịch vụ với các công ty có tên trong danh sách.
Một tướng lãnh Mỹ năm ngoái phát biểu trước một ủy ban Thượng viện nói rằng việc cấm buôn bán vũ khí như trên có thể là « thảm họa » cho quân đội.
Nhưng dân biểu Rosa DeLauro của đảng Dân chủ tuyên bố : « Chính phủ phải chấm dứt việc làm đầy túi tiền của những kẻ buôn bán vũ khí Nga, thay vào đó cần hỗ trợ công ăn việc làm cho người Mỹ quan việc cho phép các công ty Mỹ cạnh tranh giành các hợp đồng này ».
Connecticut, địa phương mà bà DeLauro đại diện tại Hạ viện, là nơi đặt trụ sở của công ty Sikorsky Aircraft, một nhánh của United Technologies Corp. chuyên sản xuất máy bay trực thăng.
Tin mới
- Syria : Mỹ lo ngại trước khả năng Nga can thiệp quân sự - 06/09/2015 21:19
- Trung Quốc : Ban Thiền Lạt Ma vẫn "sống bình thường" - 06/09/2015 20:56
- Du khách Nga ít còn đi Việt Nam vì đồng rúp mất giá - 06/09/2015 20:29
- Philippines: Trung Quốc phải từ bỏ "luận điệu dối trá" về Biển Đông - 06/09/2015 20:05
- Nước Anh hé cửa đón người tị nạn - 06/09/2015 03:40
- Pháp dự tính tấn công IS tại Syria - 06/09/2015 02:21
- Cuba mở cửa đón các bác sĩ đào thoát trở về - 06/09/2015 02:11
- Na Uy lúng túng vì một giải thưởng dành cho Edward Snowden - 06/09/2015 02:04
- Châu Âu chia rẽ về đối sách với làn sóng người tị nạn - 06/09/2015 01:56
- Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm - 05/09/2015 22:21
Các tin khác
- Trung Quốc phạt ba công ty bị cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán. - 04/09/2015 20:06
- Biển Đông : Việt Nam - Trung Quốc thỏa thuận « xử lý đúng đắn » tranh chấ - 04/09/2015 19:49
- Mỹ và Malaysia đàm phán bí mật về việc hợp tác tuần tra ở Biển Đông - 04/09/2015 18:58
- Giá dầu giảm mạnh, các nước sản xuất lao đao - 04/09/2015 00:23
- Hungary mở lại nhà ga cho dân di cư sang Tây Âu - 04/09/2015 00:10
- Tức giận vì thu nhập giảm, nông gia Pháp lại kéo về Paris biểu tình - 03/09/2015 23:59
- Pháp, Đức, Ý kêu gọi phân chia công bằng việc đón tiếp tị nạn - 03/09/2015 23:41
- Sáu lý do Trung Quốc có thể đánh chiếm Đài Loan - 03/09/2015 16:34
- IMF : Tác động từ tăng trưởng chậm của Trung Quốc nặng nề hơn dự kiến - 03/09/2015 15:45
- Tàu chiến TQ xuất hiện gần hải phận Mỹ - 03/09/2015 05:40