Giá dầu giảm mạnh, các nước sản xuất lao đao
- Thứ Sáu, 04 tháng Chín năm 2015 00:23
- Tác Giả: Thanh Phương
Một trạm xăng dầu ở Seoul.
REUTERS/Jo Yong-Hak/Files
Tình trạng giá dầu sụt giảm xuống còn từ 40-45 đôla/thùng đang ảnh hưởng đến ngân sách các nước sản xuất, đang trỗi dậy cũng như công nghiệp phát triển và xu hướng giảm này sẽ còn kéo dài với việc Iran sắp trở lại thị trường thế giới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm qua 02/09/2015 dự đoán rằng tình trạng giá dầu giảm sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu dầu.
Trong khi một số nước như Ả Rập Xê Út vẫn còn có thể sử dụng mức thặng dư ngân sách dồi dào, thì những nước khác đang giật gấu vá vai do ngân sách eo hẹp hơn rất nhiều.
Do ngân sách thiếu hụt, cho nên Venezuela đã phải giảm giá bán dầu cho các nước đang nợ nần chồng chất như Jamaica hay Cộng hòa Dominicana, để có những khoản tiền cần thiết cho nền kinh tế của nước này, vì Venezuela phải nhập đến 60% nhu cầu về lương thực và thuốc men.
Tại Mêhicô, chính phủ đối phó với tình trạng giá dầu giảm bằng cách cắt giảm hơn 8 tỉ đôla ngân sách 2015 và năm sau sẽ còn cắt giảm nhiều hơn.
Ngay cả những nước công nghiệp phát triển cũng bị tác động nặng nề, chẳng hạn như Canada nay đã bước vào suy thoái do đầu tư của các công ty dầu khí sụt giảm mạnh, còn tại tỉnh dầu khí Alberta ở miền Tây thì có đến hơn 20 ngàn người bị sa thải.
Ngân sách của Nhà nước liên bang tài khóa 2015/2016, ban đầu tưởng là sẽ thặng dư, nhưng cuối cùng được dự báo là sẽ bị thâm thủng 1 tỉ đôla.
Giá dầu sụt giảm cũng tác động đến tỉ giá các đồng tiền, chẳng hạn như tại Nga, cũng là một quốc gia sản xuất dầu hỏa, đồng rúp đã mất 20% trị giá so với đồng đôla.
Vấn đề là sắp tới đây, chiếu theo thỏa thuận với các cường quốc vào tháng 7 vừa qua, các biện pháp trừng phạt đối với Teheran sẽ được bãi bỏ, đổi lại việc Iran cam kết không chế tạo vũ khí nguyên tử.
Như vậy là dầu hỏa của Iran, quốc gia có trữ lượng dầu đứng thứ nhì thế giới, trong những ngày tới sẽ tràn ngập thị trường thế giới, kéo giá dầu xuống thấp hơn nữa.
Giá dầu giảm thêm sẽ là một tai họa đối với Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi và dầu hỏa chiếm đến 90% kim ngạch xuất khẩu và 80% thu nhập của chính phủ liên bang.
Tin mới
- Nước Anh hé cửa đón người tị nạn - 06/09/2015 03:40
- Pháp dự tính tấn công IS tại Syria - 06/09/2015 02:21
- Cuba mở cửa đón các bác sĩ đào thoát trở về - 06/09/2015 02:11
- Na Uy lúng túng vì một giải thưởng dành cho Edward Snowden - 06/09/2015 02:04
- Châu Âu chia rẽ về đối sách với làn sóng người tị nạn - 06/09/2015 01:56
- Việt Nam và Philippines sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược vào cuối năm - 05/09/2015 22:21
- Hoa Kỳ trừng phạt một công ty xuất khẩu vũ khí Nga - 04/09/2015 20:36
- Trung Quốc phạt ba công ty bị cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán. - 04/09/2015 20:06
- Biển Đông : Việt Nam - Trung Quốc thỏa thuận « xử lý đúng đắn » tranh chấ - 04/09/2015 19:49
- Mỹ và Malaysia đàm phán bí mật về việc hợp tác tuần tra ở Biển Đông - 04/09/2015 18:58
Các tin khác
- Hungary mở lại nhà ga cho dân di cư sang Tây Âu - 04/09/2015 00:10
- Tức giận vì thu nhập giảm, nông gia Pháp lại kéo về Paris biểu tình - 03/09/2015 23:59
- Pháp, Đức, Ý kêu gọi phân chia công bằng việc đón tiếp tị nạn - 03/09/2015 23:41
- Sáu lý do Trung Quốc có thể đánh chiếm Đài Loan - 03/09/2015 16:34
- IMF : Tác động từ tăng trưởng chậm của Trung Quốc nặng nề hơn dự kiến - 03/09/2015 15:45
- Tàu chiến TQ xuất hiện gần hải phận Mỹ - 03/09/2015 05:40
- Tàu cao tốc Eurostar bị rối loạn do di dân xâm nhập - 02/09/2015 23:24
- Lãng phí thực phẩm: Pháp thiệt hại mỗi năm từ 12-20 tỷ euro - 02/09/2015 23:14
- NS Janet Nguyễn nói về việc người Việt tị nạn có thể bị truy tố tại VN vì vượt biên - 02/09/2015 19:47
- Seoul tố cáo Bình Nhưỡng dọ thám bằng máy bay không người lái - 02/09/2015 17:37