Nhật quan ngại vì Pháp bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc
- Thứ Hai, 18 tháng Ba năm 2013 16:19
- Tác Giả: Thanh Hà
(Nguồn DCNS - Pháp)
Trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính quyền Tokyo bày tỏ quan ngại trước việc Paris cung cấp cho Bắc Kinh thiết bị cho phép trực thăng đáp xuống các tuần duyên hạm.
Trả lời báo chí vào sáng nay 18/03/2013, chánh văn phòng thủ tướng Nhật Yoshihide Suga cho biết như trên.
Nhật Bản lo ngại Pháp giúp Trung Quốc hiện đại hóa hệ thống đáp trực thăng trên tàu vào lúc Bắc Kinh thường xuyên điều tàu tuần duyên đến vùng biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Còn theo lời một viên chức thuộc bộ Ngoại giao Nhật Bản thì đại sứ Nhật tại Paris đã chuyển công hàm phản đối đến chính quyền Pháp.
Theo tiết lộ của nhật báo Pháp Le Marin, tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp đã cung cấp 11 tấm thép có lỗ lớn, giúp trực thăng hạ cánh trên tàu trong trường hợp thời tiết xấu.
Hai tuần duyên hạm đời mới của Trung Quốc đã sử dụng các trang thiết bị kể trên.
Thông tín viên Frédéric Charles, từ Tokyo, cho biết thêm chi tiết :
« Nhật Bản vừa được thông báo là Trung Quốc sẽ sử dụng trang thiết bị giúp trực thăng hạ cánh trên tàu tuần duyên trong trường hợp thời tiết xấu.
Trong bối cảnh tàu tuần duyên Trung Quốc hiện thường xuyên xâm phạm lãnh hải Nhật Bản chung quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo quan điểm của Tokyo, Trung Quốc đang hiện đại hóa hệ thống đáp trực thăng trên tàu nhờ trang thiết bị mua được của Pháp và đó sẽ là một mối đe dọa mới đối với lính tuần duyên Nhật Bản.
Gần đây, tàu chiến Trung Quốc đã chiếu radar dẫn tên lửa vào một chiếc tàu của Nhật Bản tại khu vực có tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa hai nước.
Theo nguồn tin được tờ báo Pháp Le Marin trích dẫn, Paris đã cung cấp 11 tấm thép có lỗ, để cho phép trực thăng móc vào dễ dàng, khi hạ cánh xuống sàn tàu.
Trước mắt, Tokyo khẳng định quan hệ với Paris vẫn tốt đẹp và sẽ không bị ảnh hưởng vì hợp đồng bán trang thiết bị quân sự giữa Pháp với Trung Quốc.
Loại trang thiết bị nói trên không nằm trong danh sách các loại vũ khí mà Liên Hiệp Châu Âu cấm cung cấp cho Trung Quốc.
Danh sách cấm vận đó có hiệu lực từ năm 1989 sau biến cố Thiên An Môn ».
Related news items:
Tin mới
- Hơn 250,000 khẩu súng lậu từ Mỹ vào Mexico mỗi năm - 20/03/2013 16:54
- Nhân viên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương làm gián điệp - 20/03/2013 06:23
- Nhật Bản: Fukushima tránh được một sự cố mất điện cực kỳ nguy hiểm - 20/03/2013 05:50
- Trung Quốc : Một phụ nữ Tây Tạng tự thiêu, người chồng bị bắt ngay - 20/03/2013 05:43
- Tập Cận Bình nhấn mạnh « lợi ích chung » giữa Trung Quốc và Mỹ - 20/03/2013 05:26
- Trung Quốc: Đầu tư ra nước ngoài tăng gần 150% trong 2 tháng đầu 2013 - 19/03/2013 23:28
- Bắc Triều Tiên phát video dàn dựng cảnh điện Capitol bốc cháy - 19/03/2013 23:21
- Bắc Triều Tiên có thể có thặng dư mậu dịch từ năm 2011 - 19/03/2013 23:16
- Trung Quốc truy lùng siêu lừa giả danh lãnh đạo - 19/03/2013 22:52
- Khó tin Việt Nam giảm nợ xấu - 19/03/2013 20:02
Các tin khác
- Bị trục xuất vì xăm tay hình Đức Phật - 18/03/2013 00:54
- Giáo hoàng Phanxicô chủ trương một « Giáo hội nghèo vì người nghèo » - 18/03/2013 00:34
- Chuyện vui: Đức Thánh Cha và anh gác cổng ! - 18/03/2013 00:26
- Thế giới trước sự kiện Vatican có tân Giáo Hoàng - 17/03/2013 23:29
- Nợ công của Tây Ban Nha lại phá kỷ lục - 17/03/2013 23:04
- Cánh tả làm chủ tịch lưỡng viện Ý, bế tắc chính trị vẫn tiếp tục - 17/03/2013 22:59
- Quan hệ với Nhật Bản: Mối quan tâm lớn của tân Ngoại trưởng Trung Quốc - 17/03/2013 22:51
- Nỗi buồn người Việt phải giả danh thành người... Nhật - 17/03/2013 20:29
- Giáo hoàng Franxico, cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt - 17/03/2013 03:04
- Uy tín bà Aung San Suu Kyi bắt đầu bị sứt mẻ tại Miến Điện - 17/03/2013 02:53