Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ngày Xuân VN lo sức khỏe ở biển đảo

haiquanvn truong sa


Lính Việt Nam ở Trường Sa

Việt Nam chú ý tới biển đảo trong bối cảnh căng thẳng gia tăng

 

Đúng ngày mồng Một Tết, Chính phủ nói đề án tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân ở biển đảo đã được thông qua.

Trang chinhphu.vn nói mục tiêu của đề án là "[b]ảo đảm cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng biển, hải đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhu cầu dự phòng, cấp cứu, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe."

Trang này nói đề án mang tên "Phát triển y tế biển, hải đảo Việt Nam đến năm 2020" vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua nhưng không nói rõ ngày cụ thể.

Mục tiêu Việt Nam đặt ra từ nay tới năm 2020 là đảm bảo có đủ bác sỹ về y học biển nhằm khám chữa và cấp cứu cho các bệnh "đặc thù biển" cho 70% các bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở các huyện đảo hoặc bệnh viện ven biển.


'Quân dân y kết hợp'

  Ngoài ra Chính phủ cũng đưa ra mục tiêu 100% các xã thuộc những huyện đảo có trạm y tế đồng thời lập ra bốn trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 theo mô hình được gọi là "quân dân y kết hợp" nhằm phục vụ cấp cứu trên biển, theo Bấm chinhphu.vn.

Hà Nội cũng có kế hoạch đóng mới một tàu biển đa năng có khả năng chịu sóng lớn để làm tàu bệnh viện.

Ngoài tàu đóng mới này, một số tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam sẽ mang theo thuốc men và thiết bị y tế để có thể thực hiện cấp cứu trên biển.

Chủ đề biển đảo ở Việt Nam gần đây được cả chính quyền và người dân quan tâm theo sau những căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc vốn dẫn tới nhiều cuộc xuống đường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm gần đây.


'Không trạm xá'

Trong những ngày đầu Xuân Quý Tỵ, một số báo cũng đã đề cập tới chủ đề biển đảo.

Trang tin VnExpress chạy bài có tựa ' Cuộc sống nơi đảo chìm Trường Sa'.

 vn truong sa 

Một trong chín đảo nổi ở Trường Sa

 

Việt Nam còn chiếm giữ chín đảo nổi ở Trường Sa sau khi mất Gạc Ma về tay Trung Quốc hồi cuối thập niên 80

Bài viết đề cập tới cuộc sống vất vả ở ngoài đảo, nhất là các đảo chìm, trong đó có đoạn: "[n]hững đảo chìm nhỏ không có nhà ăn riêng hay trạm xá, tất cả sinh hoạt đều diễn ra ở phòng ở."

"Mỗi khi trời mưa bão, sóng cao vài mét đổ vào đảo, các chiến sĩ phải đóng kín cửa bật điện để ăn cơm. Những cuộc điện thoại về đất liền phải hét to như cãi nhau để át tiếng sóng biển.

Trong khi đó VietNamNet đăng lại bài của báo Tiền Phong với tít '  Trường Sa vẳng tiếng chuông chùa'.

Bài viết ghi lại câu chuyện của Đại đức Thích Giác Nghĩa, một trong sáu nhà tu hành đã ra Trường Sa trụ trì hồi giữa năm 2012.

Việt Nam hiện còn giữ được chín đảo nổi và 12 đảo chìm ở Trường Sa sau khi để mất đảo Gạc Ma vào tay Trung Quốc hồi cuối thập niên 80.

Hoàng Sa, mặc dù vẫn được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ từ năm 1974.

Switch mode views: