Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Xây nhà máy đất hiếm ở Quảng Ninh

VN rare earth khaithac

 

Mỏ đất hiếm (ảnh chỉ có tính minh họa)

 

Việt Nam là một trong các nước có trữ lượng đất hiếm lớn

Hai công ty của Việt Nam và Singapore vừa ký hợp đồng liên doanh xây dựng nhà máy chế biến đất hiếm trị giá 35,5 triệu đôla ở Hạ Long.

Thông tấn xã Việt Nam nói hôm thứ Ba 4/12, Công ty cổ phần đất hiếm toàn cầu (thuộc Tập đoàn Tuần Châu) và Công ty Singapore Winglee Resources Pte Ltd (Singapore) "đã ký kết hợp tác xây dựng nhà máy chế biến và sản xuất đất hiếm công nghệ cao".

Theo thỏa thuận mới, hai bên thành lập công ty liên doanh tên gọi Công ty trách nhiệm hữu hạn Đất hiếm Quốc tế Việt Nam-Singapore để xây dựng nhà máy chế biến đất hiếm tại Khu công nghiệp Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Được biết tổng vốn đầu tư vào dự án này là 35,5 triệu đôla, trong đó phía Việt Nam giữ 51% vốn điều lệ, còn lại là công ty Singapore.

Dự tính thời hạn xây dựng nhà máy chỉ mất 8 tháng và sản lượng khởi đầu sẽ từ 1.000-3.000 tấn/năm.

Theo hãng tin nhà nước Việt Nam, nguồn nhiên liệu cho nhà máy là các mỏ đất hiếm ở cả Việt Nam và nước ngoài.

Không thấy nhắc tới khía cạnh môi trường, vốn là quan ngại lớn quanh các dự án đất hiếm.

Hồi đầu năm, một công ty hóa chất Nhật Bản - Shin-Etsu Chemical Co, Ltd. đã loan báo kế hoạch đầu tư khoảng 30 triệu đôla để xây nhà máy tinh luyện đất hiếm cũng như cơ sở chế biến nguyên liệu cho bản phát quang điện tử tại tại Khu Công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng.

Việt Nam là một trong các quốc gia có trữ lượng đất hiếm thuộc loại lớn nhất thế giới, lên đến chừng 10 triệu tấn theo nhiều ước tính.

Các nước khác có đất hiếm là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhu cầu đất hiếm trên thế giới hiện chỉ khoảng 125.000 tấn/năm.

Hoa Kỳ đã ngừng khai thác đất hiếm ở trong nước vì lo ngại điều này ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Tại các nơi xây dựng nhà máy tinh chế đất hiếm trên thế giới cũng xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối vì lý do trên.

Switch mode views: