Hun Sen : Không từ chức, không bầu lại
- Thứ Sáu, 20 tháng Mười Hai năm 2013 17:15
- Tác Giả: Tú Anh
Biểu tình tiếp diễn ở quảng trường Tự do, Phnom Penh, đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức và bầu lại Quốc hội. Ảnh ngày 17/12/2013
REUTERS/Jinan Intermediate People's Court.
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen bác bỏ nguyện vọng của đối lập đòi bầu lại Quốc hội và kêu gọi ông từ chức.
Đáp lại các cuộc biểu tình thường xuyên mà lần cuối cùng hôm Chủ nhật vừa qua huy động ít nhất 10.000 người tham gia, người nắm thực quyền tại xứ Chùa Tháp suốt 28 năm qua đe dọa sẽ dùng “biện pháp hợp pháp ” để chống lại các hành động “gây bất ổn định”:
Từ Phnom Penh, thông tín viên Phạm Phan tường thuật:
" Sau gần một tuần lễ người dân xuống đường biểu tình đòi phải bầu cử lại, hôm nay, lần đầu tiên, Thủ tướng Hun Sen lên tiếng và chính thức bác bỏ yêu cầu của phe đối lập.
Ông Hun Sen nói rằng: Hiến pháp Cam Bốt không cho phép giải tán Quốc hội để bầu cử lại khi nhiệm kỳ Quốc hội hiện nay chưa mãn nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm.
Đồng thời ông Hun Sen cũng cảnh báo là sẽ dùng luật pháp để đáp ứng lại những hành động phi pháp làm mất sự ổn định của đất nước.
Trước đó vài ngày, khi hai vợ chồng ông Hun Sen đang ở Nhật trong chuyến đi tìm kiếm viện trợ thì ông Tea Banh, Bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt cũng đã lên tiếng mạnh mẽ để cảnh báo phe đối lập không được làm mất ổn định xã hội.
Đây là lần đầu tiên phe đối lập do hai ông Sam Rainsy và Kem Sokha lãnh đạo đã đưa ra một đòi hỏi kiên quyết là ông Hun Sen phải từ chức và tổ chức bầu cử lại. Vì họ cho rằng kết quả bầu cử vừa qua không trung thực, đã bị Ủy ban Bầu cử Quốc gia thân chính quyền kiểm phiếu một cách thiên vị.
Sau hơn 2 lần thương thảo với chính quyền, theo đề nghị của Quốc Vương Sihamoni, phe đối lập và chính quyền không đạt được một thỏa thuân chung cuộc.
Và cũng từ việc thương thảo, ông Sam Rainsy và Kem Sokha đã bị những người ủng hộ trong và ngoài nước chỉ trích mạnh.
Đi liền theo đó, những cử tri bỏ phiếu cho phe đối lập thỉnh cầu hai người cầm đầu đảng Cứu Nguy Dân Tộc phải tổ chức biểu tình toàn quốc, lâu dài, để đòi ông Hun Sen phải rời khỏi chức vụ lãnh đạo chính quyền, và chọn người lãnh đạo mới cho quốc gia.
Cuộc xuống đường đợt này theo xác quyết của người biểu tình là không lùi bước cho tới khi nào thay đổi cục diện chính trị.
Phần chắc sẽ có đối đầu mạnh bạo, một khi ông Hun Sen cương quyết không chịu giải thể chế độ gia đình trị tại xứ Chùa Tháp".
Related news items:
Tin mới
- Ban Ki Moon hứa huy động quốc tế giúp nạn nhân bão Haiyan - 21/12/2013 20:08
- Bắc Kinh càng khiêu khích, Tokyo càng lên tinh thần võ sĩ đạo - 21/12/2013 19:54
- Đối lập Thái Lan tẩy chay bầu cử Quốc hội - 21/12/2013 19:48
- Công an Trung Quốc đánh chết một nhà sư Tây Tạng có nhiều ảnh hưởng - 21/12/2013 19:39
- Obama bổ nhiệm tân đại sứ Mỹ tại Trung Quốc - 21/12/2013 19:21
- Hành động tử tế sưởi ấm những ngày đông giá - 20/12/2013 21:59
- Tàu hải quân Anh thăm Việt Nam - 20/12/2013 21:03
- Kinh tế Châu Á đối mặt với tăng trưởng dưới trung bình năm 2014 - 20/12/2013 20:56
- Nhà tỷ phú Nga Mikhail Khodorkovski sang Đức ngay khi được thả - 20/12/2013 19:49
- Philippines : Nổ súng tại sân bay Manila khiến bốn người chết - 20/12/2013 17:32
Các tin khác
- Ô nhiễm không khí tràn lên Tây Tạng - 20/12/2013 17:05
- Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc ‘vô trách nhiệm’ khi cắt đường chiến hạm Mỹ trên Biển Đông - 20/12/2013 16:52
- Nga chỉ trích tổng thống Syria gây thêm căng thẳng - 19/12/2013 20:14
- Nữ thần Tự do dẫn đường cho Trung Quốc ? - 19/12/2013 19:52
- Thủ tướng Đức Merkel khởi đầu nhiệm kỳ thứ ba với chuyến thăm Paris - 19/12/2013 19:43
- Hai nước Triều Tiên tái lập đối thoại sau vụ thanh trừng ở Bình Nhưỡng - 19/12/2013 17:49
- Bắc Kinh dịu giọng sau khi "cố tình" khiêu khích Hải quân Mỹ trên Biển Đông - 18/12/2013 20:03
- Ấn Độ quyết « bằng mọi giá » hồi hương nhà ngoại giao bị bắt tại Mỹ - 18/12/2013 19:38
- Mỹ cấm vận thêm 3 công ty Miến Điện buôn bán vũ khí với Bắc Triều Tiên - 18/12/2013 19:31
- Cảnh sát Pháp bảo vệ cháu Kim Jong Un - 18/12/2013 00:38