Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bảo vệ dân nhập cư, 200 thành phố Mỹ thách thức Trump

usa-trump-immigration


Biểu tình phản đối sắc lệnh di dân của Trump tại New York ngày 29/01/2017.REUTERS/Stephanie Keith

Thánh địa, an toàn khu, dù với tên gọi nào, hàng loạt địa phương tại Hoa Kỳ đặt tình người lên trên toan tính chính trị.

Hơn 200 thành phố và 300 hạt từ chối tố cáo người nhập cư bất hợp pháp với chính phủ liên bang để trục xuất.

Từ khi tân tổng thống Mỹ đe dọa cắt giảm tài trợ ngân sách để buộc chính quyền địa phương hợp tác, phản ứng chống đối trung ương đã biến thành phong trào qui tụ thị trưởng của các thành phố lớn, từ New York, Chicago, Boston, cho đến Los Angeles, San Francisco, Berkeley, Oakland …

Với vị thế chim đầu đàn, thị trưởng New York không che dấu phẩn nộ.

Từ khi tổng thống Donald Trump đe dọa các thành số « sào huyệt của di dân », thị trưởng Bill de Blasio tuyên bố dứt khoát : Chúng tôi sẽ bảo vệ người dân New York bất cứ họ đến từ quốc gia nào và mang quy chế gì.
Chúng tôi không chia cắt thành viên một gia đình, không để cho trẻ con lìa cha mẹ.
Thị trưởng New York sẵn sàng kêu gọi tư pháp can thiệp chống lại lệnh của Washington.

Thứ tư tuần trước (25/01/2017), tổng thống Donald Trump ký hai sắc lệnh.
Sắc lệnh thứ nhất để xây bức tường dọc biên giới với Mêhicô.
 Văn kiện thứ hai trục xuất gần 11 triệu người không có giấy cư trú, đứng đầu danh sách là những người phạm pháp.

Chính trong sắc lệnh thứ hai này, Donald Trump tấn công vào các thành phố bảo vệ di dân bất hợp pháp nếu không hợp tác với chính phủ liên bang.
Lời đe dọa này không làm cho các thành phố này lo ngại, mà còn làm tăng thêm thái độ chống Donald Trump, nhân danh bảo vệ nhân quyền.

Bill de Blasio của New York, và đồng nghiệp Eric Garcetti của Los Angeles tuyên bố chỉ « hợp tác với bộ di trú khi xảy ra những tội nghiêm trọng », chứ « không làm điềm chỉ hoặc ra lệnh cho cảnh sát địa phương làm điềm chỉ ».

Thị trưởng Boston, Martin Walsh có lẽ là người cứng cỏi nhất. Ông triệu tập một cuộc họp báo và kêu gọi ''những ai cảm thấy bị đe dọa hãy đến Boston sẽ được an toàn''

Đe dọa của Donald Trump không phải là chuyện đùa. Nếu được thực hiện, San Francisco, nơi tập trung khoảng 44.000 di dân bất hợp pháp, có thể mất đến 1 tỷ đôla (1/10 ngân sách).
New York, với 574.000 cư dân bất hợp pháp, sẽ bị cắt đến 6 tỷ.

Thật ra, huy động cảnh sát bài trừ nhập cư lậu không phải là sáng kiến của Donald Trump. Trong nhiệm kỳ một của Barack Obama, để tìm một thỏa hiệp với đảng Cộng hoà để cải cách luật di trú, vị tổng thống của đảng Dân chủ đã tăng tốc trục xuất di dân nhập cư (2,5 triệu từ 2009 đến 2015).
Trong bối cảnh này, nhiều thành phố đã tuyên bố là « khu an toàn » cho di dân và chỉ thị cho cảnh sát không tiếp tay với cơ quan di trú.

Thế nào là đơn vị quản hạt và thành phố an toàn khu ?
 Chính quyền địa phương chống lại sắc lệnh bằng cách nào ?
Trong cuộc đọ sức này ai có lợi thế hơn ai ?

RFI đặt câu hỏi với nhà báo Hà Ngọc Cư, tổ hợp báo Ngày Nay, Houston, Texas.

Nhà báo Hà Ngọc Cư : Các khu đó ( sanctuary ), phần lớn là một số Nhà thờ, người ta cho phép người nhập cư lậu được trú ẩn.
Cảnh sát sẽ không tới đó làm phiền họ. Những khu này có từ thời ông Obama, nhưng bây giờ tổng thống Trump nói là các thành phố nào mà có những khu như vậy sẽ không được tiền trợ cấp của chính phủ.

 Nhiều thành phố, nhất là New York, ông thị trưởng tuyên bố không chấp nhận, ông thách thức, ông để cho các khu tạm trú đó được tự do hoạt động.
Nhiều nơi khác cũng chống lại sắc lệnh của tổng thống…

Switch mode views: